• Thứ Hai, 01 tháng 06, 2020
  • 23:07 GMT +7

Trường ĐH Sư phạm Hà Nội công bố 5 phương thức xét tuyển

Thuỳ Vân (Theo ĐHSPHN)
Ngoài xét tuyển thẳng theo quy chế của Bộ GD-ĐT, Trường ĐH Sư phạm Hà Nội còn tuyển sinh theo 4 phương thức xét tuyển khác.

Cụ thể các phương thức tuyển sinh:

Trường Đại học Sư phạm Hà Nội xét tuyển thẳng theo Quy chế tuyển sinh trình độ đại học; tuyển sinh trình độ cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non của Bộ Giáo dục và Đào tạo (gọi tắt là XTT1). (Thí sinh nộp hồ sơ qua Sở GD- ĐT).

Ngoài ra, trường Đại học Sư phạm Hà Nội thực hiện 4 phương thức xét tuyển sinh sau:

Phương thức xét tuyển 1: Sử dụng kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2020 để xét tuyển

- Điều kiện xét tuyển: Thí sinh đã tốt nghiệp THPT và có hạnh kiểm tất cả các học kỳ ở bậc THPT đạt loại khá trở lên.

-  Ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào:

  + Đối với các ngành thuộc nhóm ngành Khoa học giáo dục và đào tạo giáo viên: Theo qui định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

  + Đối với các ngành ngoài sư phạm: Tổng điểm xét tuyển theo tổ hợp đạt từ 15.0 điểm trở lên (đã cộng điểm ưu tiên đối tượng và ưu tiên khu vực nếu có)

Phương thức xét tuyển 2: (gọi tắt là đối tượng XTT2)

- Điều kiện đăng ký xét tuyển: Thí sinh đã tốt nghiệp THPT năm 2020 có hạnh kiểm tất cả các học kỳ đạt loại Tốt và học lực giỏi cả 3 năm ở bậc THPT, thỏa mãn một trong các điều kiện qui định dưới đây:

* Thí sinh là học sinh đội tuyển cấp tỉnh (thành phố) hoặc của trường THPT chuyên trực thuộc các trường đại học tham dự kỳ thi học sinh giỏi quốc gia.

* Thí sinh là học sinh đạt giải nhất, nhì, ba trong các kỳ thi học sinh giỏi cấp tỉnh (thành phố) ở bậc THPT

* Thí sinh là học sinh trường THPT chuyên hoặc các trường THPT trực thuộc trường ĐHSP Hà Nội, trường ĐHSP TP Hồ Chí Minh.

* Thí sinh có các chứng chỉ Tiếng Anh Quốc tế đạt từ 6.0 đối với IELTS hoặc 61  đối với TOEFL iBT hoặc 600 đối với TOEIC trở lên. Chứng chỉ Tiếng Pháp DELF từ B1 trở lên hoặc TCF≥300, chứng chỉ Tin học Quốc tế MOS≥950. (Thời hạn 2 năm tính đến ngày 20/07/2020).

Phương thức xét tuyển 3: Xét học bạ THPT (gọi tắt là đối tượng XTT3).

Điều kiện đăng ký xét tuyển:

+ Đối với các ngành thuộc nhóm ngành khoa học giáo dục và đào tạo giáo viên: Thí sinh là học sinh tốt nghiệp THPT năm 2020 có hạnh kiểm tất cả các học kỳ ở bậc THPT đạt loại tốt và 3 năm học lực Giỏi. Riêng đối với ngành SP tiếng Pháp, nếu thí sinh là học sinh hệ song ngữ tiếng Pháp điều kiện về học lực là lớp 12 đạt loại giỏi; ngành SP Công nghệ điều kiện về học lực  lớp 12 đạt loại giỏi;

+ Đối với các ngành ngoài sư phạm: Thí sinh là học sinh tốt nghiệp THPT năm 2020 có hạnh kiểm tất cả các học kỳ và học lực 3 năm ở bậc THPT đạt từ khá trở lên.

+ Ưu tiên cộng điểm xét tuyển đối với các thí sinh có bài luận đạt kết quả tốt.

Phương thức xét tuyển 4: Kết hợp sử dụng kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2020 hoặc kết quả học bạ với kết quả thi năng khiếu tại trường Đại học Sư phạm Hà Nội đối với thí sinh đăng ký xét tuyển vào các ngành SP Âm nhạc, SP Mỹ thuật, Giáo dục thể chất, Giáo dục Mầm non và Giáo dục Mầm non – SP Tiếng Anh.

- Điều kiện đăng kí xét tuyển: Thí sinh đã tốt nghiệp THPT và có hạnh kiểm tất cả các học kỳ ở bậc THPT đạt loại khá trở lên.

Các ngành tuyển sinh, chỉ tiêu và tổ hợp các môn xét tuyển:

* Các ngành khoa học giáo dục và đào tạo giáo viên

Các ngành có tổ chức thi năng khiếu:

+ Ngoài điều kiện về hạnh kiểm ở trên, thí sinh cần điều kiện: có học lực lớp 12 xếp loại từ khá trở lên hoặc điểm xét tốt nghiệp THPT từ 6,5 trở lên; Đối với ngành giáo dục thể chất, các thí sinh là vận động viên cấp 1, kiện tướng, vận động viên đã từng đoạt huy chương tại Hội khỏe Phù Đổng, các giải trẻ quốc gia và quốc tế hoặc giải vô địch quốc gia, quốc tế hoặc có điểm thi năng khiếu do trường tổ chức đạt loại xuất sắc (từ 9,0 trở lên theo thang điểm 10,0) thì chỉ cần yêu cầu thí sinh tốt nghiệp THPT. Đối với các ngành Sư phạm Âm nhạc, Sư phạm Mỹ thuật các thí sinh có điểm thi năng khiếu do trường tổ chức đạt loại xuất sắc (từ 9,0 trở lên theo thang điểm 10,0) thì chỉ cần yêu cầu thí sinh tốt nghiệp THPT.

+ Thí sinh dự thi vào ngành Giáo dục Thể chất phải đạt tiêu chuẩn chiều cao và cân nặng như sau: đối với nam cao 1,60m, nặng 45kg trở lên; đối với nữ cao 1,55m, nặng 40kg trở lên.

- Lấy kết quả thi của các trường khác để xét tuyển:

Sau khi xét tuyển các thí sinh dự thi tại trường Đại học Sư phạm Hà Nội năm 2020, nếu còn chỉ tiêu, trường sẽ tiếp tục xét tuyển đối với những thí sinh dự thi tại các trường khác (có danh sách liệt kê dưới đây). Nhà trường sẽ có thông báo cụ thể sau.

+ Ngành SP Âm nhạc: Thí sinh dự thi các môn năng khiếu năm 2020 ngành Âm nhạc và đạt tổng điểm phần thi năng khiếu từ 16,5 điểm trở lên (đã nhân hệ số theo qui định của tổ hợp xét tuyển) tại 04 trường sau được tham gia xét tuyển: Học viện Âm nhạc quốc gia Việt Nam; Nhạc viện thành phố Hồ Chí Minh; Trường Đại học Văn hóa Nghệ thuật Quân đội; Trường Đại học Sư phạm Nghệ thuật Trung Ương.

+ Ngành SP Mỹ thuật: Thí sinh dự thi các môn năng khiếu năm 2020 ngành Mỹ thuật và đạt tổng điểm phần thi năng khiếu từ 16,5 điểm trở lên (đã nhân hệ số theo qui định của tổ hợp xét tuyển) tại 04 trường sau được tham gia xét tuyển: Trường Đại học Mỹ thuật Việt Nam; Trường Đại học Mỹ thuật thành phố Hồ Chí Minh; Trường Đại học Mỹ thuật công nghiệp Hà Nội; Trường Đại học Sư phạm Nghệ thuật Trung Ương.

+ Ngành Giáo dục thể chất: Thí sinh dự thi các môn năng khiếu năm 2020 ngành Giáo dục thể chất và đạt tổng điểm phần thi năng khiếu từ 16,5 điểm trở lên (đã nhân hệ số theo qui định của tổ hợp xét tuyển) tại 05 trường sau được tham gia xét tuyển: Đại học Thể dục Thể thao Bắc Ninh; Đại học Sư phạm Thể dục Thể thao Hà Nội; Đại học Thể dục Thể thao Đà Nẵng; Đại học Sư phạm Thể dục Thể thao Thành phố Hồ Chí Minh; Đại học Thể dục Thể thao Thành phố Hồ Chí Minh.

Các ngành xét tuyển kết hợp điểm thi năng khiếu và điểm thi tốt nghiệp THPT 2020:

Các thí sinh có nguyện vọng xét tuyển vào các ngành Giáo dục mầm non, Giáo dục mầm non - SP Tiếng Anh của trường Đại học Sư phạm Hà Nội năm 2020, ngoài việc dự thi các môn văn hóa trong kì thi tốt nghiệp THPT năm 2020 sẽ phải đăng ký thi và dự thi thêm các môn năng khiếu tổ chức tại trường Đại học Sư phạm Hà Nội để lấy điểm xét tuyển. 

Môn thi năng khiếu (hệ số 1) tuyển sinh vào ngành Giáo dục Mầm non và ngành Giáo dục Mầm non - Sư Phạm Tiếng Anh gồm 02 nội dung:

Nội dung 1:  Hát                           

Nội dung 2: Kể chuyện và đọc diễn cảm

(Điểm thi môn năng khiếu là trung bình cộng điểm thi của 02 nội dung trên, thí sinh chỉ dự thi một trong hai nội dung trên không được tính điểm để xét tuyển).

Ngành Giáo dục Mầm non và Giáo dục Mầm non - SP Tiếng Anh: Môn năng khiếu chỉ sử dụng kết quả thi do Trường ĐHSP Hà Nội tổ chức thi. Điểm thi năng khiếu của thí sinh sẽ được cập nhật lên hệ thống thi tốt nghiệp THPT năm 2020 để Nhà trường xét tuyển theo qui định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Chú ý:  Chương trình Giáo dục Mầm non - SP Tiếng Anh  đào tạo giáo viên dạy Mầm non hoặc tiếng Anh ở trường Mầm non.

Các ngành xét tuyển theo phương thức xét tuyển 1 và 2:

Các ngành xét tuyển theo phương thức xét tuyển 1 và 3:

Các ngành ngoài sư phạm:

- Các ngành xét tuyển theo phương thức xét tuyển 1 và 2:

- Các ngành xét tuyển theo phương thức xét tuyển 1 và 3:

Chú ý:
- Các ngành sư phạm không tuyển những thí sinh bị dị hình, dị tật, nói ngọng, nói lắp.

- Các thí sinh trúng tuyển các ngành SP Tin học, SP Sinh học sau khi nhập học có thể đăng ký để nhà trường xét tuyển vào học các ngành SP Tin học (dạy Tin bằng tiếng Anh), SP Sinh học (dạy Sinh bằng tiếng Anh).

- Thí sinh dự thi vào ngành Giáo dục Quốc phòng và An ninh phải có sức khỏe tốt, thí sinh mắc tật khúc xạ cận hoặc viễn thị không quá 3dp; không có dị tật bẩm sinh, hình xăm phản cảm. Nam cao từ 1,60m trở lên; nữ cao từ 1,55m trở lên.

- Khi đăng ký xét tuyển thí sinh cần ghi rõ trong hồ sơ Tên ngành đào tạo, tổ hợp xét tuyển và mã ngành tương ứng với tổ hợp xét tuyển.

- Chương trình Giáo dục Tiểu học - SP Tiếng Anh đào tạo giáo viên dạy Tiểu học hoặc tiếng Anh ở trường Tiểu học.

- Ngành Sư phạm Công nghệ: Đào tạo giáo viên công nghệ - giáo dục STEM cho trường phổ thông; giảng viên công nghệ kĩ thuật điện, điện tử cho các cơ sở giáo dục nghề nghiệp.

- Ngành Giáo dục Đặc biệt đào tạo giáo viên dạy trẻ khuyết tật và hoà nhập.

- Sinh viên học các ngành ngoài sư phạm và ngành Quản lý giáo dục phải đóng học phí.

Tổ chức thi các môn năng khiếu:

Trường tổ chức thi các môn năng khiếu đối với thí sinh có nguyện vọng xét tuyển vào các ngành SP Âm nhạc, SP Mỹ thuật, Giáo dục thể chất, Giáo dục Mầm non và Giáo dục Mầm non – SP Tiếng Anh:.

Hồ sơ đăng ký dự thi gồm:

- 01 Phiếu đăng ký dự thi (theo MẪU NK1 hoặc MẪU NK2 đính kèm theo).

- 02 ảnh 4x6 (ghi rõ họ tên, ngày sinh, ngành đăng ký dự thi sau ảnh).

- 02 Phong bì có dán tem và ghi sẵn địa chỉ người nhận (để gửi giấy xác nhận điểm thi các môn năng khiếu).

Lệ phí dự thi: 300.000đ/01 hồ sơ

Thời gian nộp hồ sơ đăng ký dự thi: Từ ngày 22/06/2020 đến hết ngày 14/08/2020 (trong giờ hành chính, trừ ngày thứ 7, Chủ nhật và ngày lễ)

+ Hồ sơ gửi về địa chỉ: P 203-Phòng Đào Tạo, Nhà Hành chính Hiệu Bộ, Trường Đại học Sư Phạm Hà Nội-136 Xuân Thủy, Cầu Giấy, TP Hà Nội

+ Lệ phí: chuyển tiền vào tài khoản của trường với thông tin sau:

Tên chủ tài khoản: Trường Đại học Sư Phạm Hà Nội

Số tài khoản: 21510000437126 Tại Ngân Hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam, Chi nhánh Cầu Giấy.
Nội dung nộp tiền: LP_THI_NK2020 - -

* Lưu ý: Sau khi nộp lệ phí, thí sinh phải giữ lại biên lai nộp tiền hoặc giấy chuyển tiền để Nhà trường đối chiếu khi cần thiết.

Thời gian và địa điểm thi:

- 9h00 sáng ngày 19/08/2020: Tập trung thí sinh, phổ biến qui chế thi tại Hội trường 11-10, trường Đại học Sư Phạm Hà Nội -136 Xuân Thủy, Cầu Giấy, Hà Nội.

- Từ ngày 20/08/2020 đến 22/08/2020: Thi các môn năng khiếu (thời gian và địa điểm cụ thể sẽ thông báo trên trang tuyển sinh của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội tại địa chỉ: http://tuyensinh.hnue.edu.vn )

Một số lưu ý:

+ Nhà Trường không gửi giấy báo dự thi đến từng thí sinh, vì vậy thí sinh phải xem lịch thi cụ thể trên trang tuyển sinh của trường : http://tuyensinh.hnue.edu.vn vào  ngày 18/08/2020. Thí sinh phải có trách nhiệm thực hiện đúng thời gian và lịch thi theo qui định của nhà trường. Thí sinh vi phạm thời gian thi theo qui định sẽ không được dự thi và  phải hoàn toàn tự chịu trách nhiệm.

Nộp hồ sơ đăng ký xét tuyển đối tượng XTT2, XTT3

Quy định về hồ sơ đăng ký xét tuyển:

Phiếu đăng ký xét tuyển (theo mẫu quy định của trường – mẫu số 1 (xét theo ĐXT1) mẫu số 2 (xét theo ĐXT2) hoặc mẫu số 3 (đối tượng XTT3))

Bản sao công chứng học bạ THPT.

Bản sao công chứng giấy chứng nhận đạt giải học sinh giỏi tỉnh/thành phố (nếu có).

Bản sao công chứng chứng chỉ ngoại ngữ hoặc Tin học: đối với các ngành xét tuyển sử dụng chứng chỉ Quốc tế

Chú ý: Thí sinh chỉ được đăng ký xét tuyển thẳng vào 1 ngành.

Hình thức đăng ký xét tuyển:

+ Hồ sơ gửi về địa chỉ: P 203-Phòng Đào Tạo, Nhà Hành chính Hiệu Bộ, Trường Đại học Sư Phạm Hà Nội-136 Xuân Thủy, Cầu Giấy, TP Hà Nội

+ Lệ phí: chuyển tiền vào tài khoản của trường với thông tin sau:

Tên chủ tài khoản: Trường Đại học Sư Phạm Hà Nội

Số tài khoản: 21510000437126 Tại Ngân Hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam, Chi nhánh Cầu Giấy.

Nội dung nộp tiền: LP_XTT_TS2020 - -

Lưu ý: Sau khi nộp lệ phí, thí sinh phải giữ lại biên lai nộp tiền hoặc giấy chuyển tiền để Nhà trường đối chiếu khi cần thiết.

Thời gian nộp hồ sơ và công bố kết quả xét tuyển thẳng:

Nộp hồ sơ từ ngày 20/7/2020 đến hết ngày 07/8/2020 (trong giờ hành chính, trừ ngày thứ 7, Chủ nhật và ngày lễ)

Công bố kết quả: ngày 14/08/2020.(Công bố trên website hnue.edu.vn)

Nộp các giấy tờ xác nhận thí sinh sẽ học tại trường từ ngày 14/9/2020 đến hết ngày 18/9/2020. Sau thời gian này nếu thí sinh không nộp đủ các giấy tờ theo quy định, Nhà trường coi như thí sinh không có nguyện vọng học tại trường và sẽ xóa tên khỏi danh sách trúng tuyển.

Lệ phí xét tuyển thẳng: 30.000đ/01 hồ sơ./.

Tin cùng danh mục

Xem thêm
icon-messenger
Chat ngay để nhận tư vấn
return to top