• Thứ Tư, 24 tháng 06, 2020
  • 13:18 GMT +7

Nên đi làm thêm trau dồi kinh nghiệm hay học gấp rút để tốt nghiệp sớm?

Phương Oanh (ghi)
Em chuẩn bị tốt nghiệp THPT và ngành dự định theo đuổi là Marketing. Trong thời gian học ĐH, nên đi làm thêm để trau dồi kinh nghiệm hay với học gấp rút để tốt nghiệp trước thời hạn?

Thạc sĩ Trương Tiến Sĩ, Giảng viên Trường ĐH Ngân hàng, Chủ tịch Hiệp hội Tư vấn du học tiếng Anh tại Philippines, chuyên gia tư vấn hướng nghiệp, trả lời: Trước hết, chúc mừng em vì đã xác định được ngành nghề cho quá trình học tập và tương lai của bản thân.

Theo xu hướng hiện nay, phần lớn sinh viên trên thế giới đều đi làm thêm trong thời gian học đại học. Và việc làm thêm này nếu sắp xếp hợp lý và chọn việc làm phù hợp thì ít nhiều có tác động tích cực cho quá trình học tập của sinh viên. Nhờ đi làm thêm, sinh viên có được nhiều mới quan hệ xã hội, mở mang hiểu biết, tích lũy được nhiều kinh nghiệm thực tế cho công việc sau này cũng như giải quyết được một phần việc trang trải chi phí cho cuộc sống. Tôi khuyến khích sinh viên làm thêm để hiểu nhu cầu xã hội cần gì từ chính bản thân mình với tư cách là một sản phẩm được tạo ra từ hệ thống giáo dục. Nhờ đi làm trong quá trình học, người học mới biết mình cần phải trang bị thêm những kiến thức, kỹ năng gì cho bản thân và công việc sau này ngoài những kiến thức và kỹ năng mà trường đã trang bị.

Đối với các bậc đào tạo sau trung học phổ thông (đại học, cao đẳng,...), các trường đều tổ chức đào tạo theo hệ thống tín chỉ, tức giao quyền chủ động học tập (nhanh/chậm) cho người học. Vậy nên, việc học nhanh hay chậm hay đúng thời gian chuẩn là hoàn toàn do bản thân người học. Theo tôi, việc học bao lâu không quan trọng, quan trọng nhất là khi kết thúc việc học tập để đi làm, làm đã lĩnh hội được những gì và đã tự tin là một sản phẩm có thể đáp ứng được nhu cầu của xã hội và doanh nghiệp hay chưa. Sinh viên các nước họ không chỉ đi làm thêm trong thời gian học đại học, nhiều em còn xin bảo lưu học tập để thực hiện các chuyến đi dài hạn để trải nghiệm kéo dài cả năm sau đó mới quay trở lại trường học tiếp. Việc ngừng học để thực hiện những chuyến đi trải nghiệm như vậy gọi là GAP YEAR. 

Chúc em thành công. 

Nguồn:

Tin cùng danh mục

Xem thêm
icon-messenger
Chat ngay để nhận tư vấn
return to top