Khách mời trong chương trình, gồm:
- ThS Nguyễn Văn Minh – Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu và ứng dụng CNSH, Khoa CNSH Trường ĐH Mở TP HCM
- TS Lao Đức Thuận – Giảng viên, phụ trách chương trình Cao học Khoa CNSH- Trường ĐH Mở TP HCM
- Nguyễn Thị Quế Anh – Cựu SV Trường ĐH Mở TP HCM (khóa 2017), Giải nhất cuộc thi NCKH Eureka năm 2020-2021.
Clip buổi tư vấn
Lược thuật buổi livestream:
- Trong nhiều năm qua, công nghệ sinh học (CNSH) là một ngành học thiết thực có rất nhiều ứng dụng trong thực tế, nhưng có nhiều thông tin cho rằng khó xin việc, thu nhập không cao mà trong khi thiếu nguồn nhân lực để đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp. Vậy nguyên nhân là do đâu? Khoa CNSH có định hướng đào tạo như thế nào trước thực trạng này, thầy Minh có thể chia sẻ được không?
ThS Nguyễn Văn Minh
ThS Nguyễn Văn Minh, trả lời: Sự thật là không phải là thiếu về số lượng mà cái chính là người học không đáp ứng được nhu cầu của nhà tuyển dụng. Nói cụ thể hơn là người học ra trường nhưng không đủ năng lực làm việc tại các doanh nghiệp.
Vấn đề ở đây là chất lượng đào tạo, một trong những lý do cốt lõi ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo ngành học CNSH là việc tham gia nghiên cứu khoa học (NCKH) của sinh viên. CNSH là ngành học gắn liền với NCKH, đòi hỏi người học phải tích cực tham gia NCKH từ năm 1, năm 2 chứ không phải làm khoá luận tốt nghiệp vào học kỳ cuối của năm thứ 4. Tôi có cơ hội về giảng dạy tại Khoa từ năm 2003, khi đó Ngành học CNSH yêu cầu 100% sinh viên làm khoá luận tốt nghiệp chứ không phải 1 tỷ lệ nhỏ được làm.
Công nghệ sinh học là một trong 4 lĩnh vực khoa học công nghệ được nhà nước ưu tiên. Chính phủ cũng đã phê duyệt về việc kế hoạch tổng thể phát triển CNSH đến năm 2030, Việt Nam sẽ trở thành quốc gia có trình độ công nghệ sinh học hiện đại vào năm 2030 điều n ày cho th ấy ngành CNSH sẽ càng trở nên quan trọng và thiết thực hơn. Vì vậy chủ trương của nhà trường và lãnh đạo Khoa CNSH, nhất là khối ngành kỹ thuật là gắn NCKH vào từng bài giảng, dùng kết quả NCKH minh chứng cho từng vấn để lý thuyết trong bài giảng, khuyến khích, tạo mọi điều kiện để SV có thể tham gia NCKH, học việc tại các phòng Lab từ năm nhất, qua đó thúc đẩy tinh thần NCKH trong SV cũng như nâng cao chất lượng đào tạo, đáp ứng nhu cầu thực tế của DN và hội nhập quốc tế của người học.
Ngoài ra, để nâng cao năng lực của người học thì Khoa có triển khai chương trình coop, đây là một chương trình hợp tác hay chương trình liên kết, SV học tập các học kỳ tại trường xen kẽ với học kỳ làm việc ở các Tập đoàn, Công ty tư nhân hay Nhà nước. SV tham gia chương trình sẽ tích lũy được kinh nghiệm làm việc trong lúc học tập tại trường và được doanh nghiệp trả lương trong học kỳ làm việc.
Nhờ vậy SV Khoa được DN đánh giá cao trong quá trình làm việc và liên tục nhiều năm liền đạt các giải thưởng cao trong các cuộc thi NCKH.
- Em có tìm hiểu trên web và có bài báo phỏng vấn sinh viên ngành CNSH và nghe được Trường Đại học Mở có bề dày về thành tích NCKH Sinh viên. Thầy Cô có thể nói rõ hơn cho em biết thêm về thành tích NCKH SV của Khoa mình không? (Ngân Hoàng, TP HCM)
TS Lao Đức Thuận
TS Lao Đức Thuận, trả lời: Sinh viên Khoa CNSH – Trường ĐH Mở thích việc tìm tòi, nghiên cứu trong nhiều lĩnh vực khác nhau thuộc CNSH, bao gồm: CNSH Y Dược, Nông nghiệp, môi trường, thực phẩm. Trường luôn tạo điều kiện cho các bạn sinh viên tham gia NCKH thông qua cuộc thi SVNCKH cấp trường hằng năm, cuộc thi được tổ chức rất bài bản quy mô và có sự hỗ trợ hướng dẫn từ các GV là ThS, TS, PGS có trình độ chuyên môn cao. Đồng thời nhà trường cũng khuyến khích SV tham gia nghiên cứu khoa học thông qua việc cấp kinh phí thực hiện, trao học bổng đối với các đề tài xuất sắc và đạt giải. Điều này tạo một động lực lớn cho sinh viên tham gia. Trong các năm vừa rồi, nhiều đề tài được đạt giải cao trong các cuộc thi bên ngoài trường như: Giải nhất, nhì SVNCKH Cấp Bộ; Giải nhất nhì ba khuyến khích Eureka cấp thành; … chẳng hạn năm vừa rồi, lĩnh vực CNSH sinh – y sinh đề tài của sinh viên Nguyễn Thị Quế Anh, Trường Đại học Mở TP HCM với đề tài “Chứng minh THBS1 là gen đích trực tiếp của microRNA-144-3p trong thoái hóa khớp” đã xuất sắc đạt giải Eureka cấp thành trong năm vừa rồi.
- Với góc độ chị là cựu sinh viên, cho em hỏi học CNSH có khó không ạ? Vì sao chị chọn ngành CNSH ở Trường ĐH Mở Tp. HCM ạ? Điều gì làm chị nhớ hay tâm đắc về những gì được học và thời sinh viên tại Khoa CNSH, Trường ĐH Mở TP HCM? (Xuân Hoà, Tiền Giang)
Cựu sinh viên Nguyễn Thị Quế Anh
Cựu sinh viên Nguyễn Thị Quế Anh, trả lời: Mình thấy điều này tùy thuộc vào bản thân mỗi người. Nếu mà em không yêu thích thì em sẽ thấy rất khó để hòa hợp với nó, nhưng một khi đã yêu thích rồi thì em thấy ngành học này vô cùng thú vị. Ngành CNSH là ngành có ứng dụng ở rất nhiều lĩnh vực như là: Nông nghiệp – Môi trường, Thực Phẩm, Y Dược và cũng là ngành có xu hướng đóng góp rất nhiều cho xã hội trong tương lại. Đặc biệt, Trường đại học mở là một trong những trường Đào tạo ngành CNSH từ rất lâu với cán bộ giảng viên đều là những người dày dặn kinh nghiệm và tận tâm với ngành.
Thông qua những kiến thức ở lớp và những buổi kiến tập, bản thân mình được tiếp xúc với nhiều kiến thức mới, thấy được tiềm năng sức mạnh của ngành công nghệ sinh học trong đời sống.
- Khi em được nghe tư vấn, có rất nhiều lời khuyên cho rằng cần phải NCKH thì mới giỏi được. Thầy Cô có thể cho em biết làm NCKH có khó không? Tại sao sinh viên cần nghiên cứu khoa học không? (Minh Nghĩa, Đồng Nai)
TS Lao Đức Thuận: Đối với NCKH, giỏi là một ưu thế, là một thế mạnh. Tuy nhiên, không phải chỉ giỏi mới được tham gia NCKH. Việc nghiên cứu khoa học cần phải có sự yêu thích, niềm đam mê, luôn sẵn sàng đối đầu với khó khăn, luôn cần cù trong việc thực hiện. Một sinh viên có thể không giỏi, nhưng khi có được những đặc tính này sẽ trở thành một người giỏi trong nghiên cứu, và đương nhiên trng qua trình nghiên cứu sẽ luôn tự nâng cao trình độ chuyên môn kỹ năng.
ThS Nguyễn Văn Minh: Chỉ có tham gia NCKH thì SV mới lĩnh hội tốt kiến thức của ngành, có năng lực R&D để tạo ra các sản phẩm, giải pháp phục vụ cuộc sống, còn không các bạn chỉ học lý luyết và không đáp ứng nhu cầu việc làm tại các DN. Các bạn hình dung nếu cầm trên tay tấm bằng cử nhân CNSH nhưng khi được hỏi hãy thiết kế 1 nghiên cứu để giải quyết 1 tình huống cụ thể thì các bạn lại lúng túng, khi yêu cầu các bạn sản xuất 1 sản phẩm CNSH (test kít, vaccine, cây giống, phân bón, thuốc BVTV sinh học,…) thì các bạn không biết bắt đầu tư đâu thì việc DN than thiếu nhân lực cũng là dễ hiểu .
Cựu sinh viên Nguyễn Thị Quế Anh: Khó chứ em. Đối với những bạn sinh viên mới, yêu thích nghiên cứu nhưng lại chưa được trang bị đầy đủ kiến thức thì khó có cái nhìn bao quát về NCKH và định hướng ý tưởng thực hiện. Để có thể bắt đầu, các bạn cần có sự hỗ trợ và trao đổi với các Giáo Viên mà bản thân cảm thấy hướng phát triển của Thầy cô phù hợp với bản thân mình. Từ đó, thầy cô sẽ định hướng và hỗ trợ các em có những kỹ năng cần thiết để chuẩn bị cho việc NCKH. Trong quá trình này, các em có thể phụ giúp và tham gia làm các đề tài của anh chị để hiểu hơn về NCKH.
NCKH để học hỏi nhiều kiến thức mới, có nhiều kỉ niệm trong thời sinh viên, và tự nâng cao giá trị của bản thân vì NCHK sẽ rèn giũa chúng ta về sự kiên trì, không bỏ cuộc và khả năng xử lý tình huống.
Các khách mời trong chương trình.
- Cho em hỏi SV năm nhất có thể tiếp cận được NCKH chưa ạ? Và làm thế nào để em tham gia NCKH được ạ? Có tiêu chuẩn về học lực hay không? (Khánh Linh, Thủ Đức).
TS Lao Đức Thuận: NCKH không có giới hạn với sinh viên năm nào cả. Khi mình có nhu cầu là mình có thể tham gia NCKH. Tuy nhiên, đối với năm nhất thì tham gia NCKH lúc này có thể bắt đầu từ việc học tập các kỹ năng nghiên cứu cơ bản, tìm hiểu kiến thức liên quan đến lĩnh vực mình quan tâm thông qua việc học tập làm việc tại phòng thí nghiệm, tham gia là thành viên trong các nhóm nghiên cứu trong khoa.
Đối với SV Trường Đại Mở, việc tham gia NCKH rất dễ dàng và luôn được chào đón. Hiện có rất nhiều kênh có thể tham gia: như trao đổi với một GV trong khoa với đề tài GV đang thực hiện, hay với các anh chị khóa trên, hoặc tự đề xuất với GV có đúng chuyên môn với đề tài mình mong muốn được thực hiện. Sau khi đế tài mình được GV đồng ý thì sẽ đăng ký chương trình SVNCKH cấp trường để được cấp kinh phí và thực hiện.
- Trong quá trình làm đề tài NCKH và để đạt được những thành tích cao như vậy, chị có gặp những khó khăn gì hay không? Hay có những kỷ niệm nào đáng nhớ có thể chia sẻ được không? (Hoàng Thị Ngân, Quận 12-TP HCM)
Nguyễn Thị Quế Anh: Khó khăn trong việc sắp xếp và cân bằng thời gian học tập tại trường, hoạt động tại phòng lab và nghiên cứu tại nhà.
Thời điểm dịch Covid-19 ảnh hưởng đến việc lên lab.
Tiếp xúc với lượng kiến thức lớn khiến mình bị ngợp. Tuy nhiên, mọi thứ đều được giải tỏa khi mình nắm được bản chất của từng kiến thức đó.
Mặc dù là mình làm đề tài này 1 mình nhưng với sự động viên và hỗ trợ từ GVHD là TS Lê Thị Trúc Linh và các anh chị trong phòng lab mình chưa từng cảm thấy thực sự 1 mình. Mình đã suy nghĩ rất nhiều khi mình quyết định tham gia cuộc thi Eureka. Nhưng với tinh thần lỡ chơi thì chơi tới bến và mình cũng muốn có một thước đo đánh giá chính xác những sự nổ lực cũng mình trước đó tới đâu nên mình đã tham gia. Cuộc thi được diễn ra online hoàn toàn, nên đòi hỏi thí sinh năm nay cần nhiều kỹ năng như thiết kế, dựng video sao cho có thể truyền đạt hết nội dung đề tài. Có những lúc mình thất rất bế tắt và mất bình tĩnh thì GVHD của mình là TS Lê Thị Trúc Linh đã động viên mình rất nhiều, như một người chị vô cùng thân thiết. Qua đây, em cũng xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến cô và những anh chị đã hỗ trợ giúp đỡ em để em có những thành tựu như ngày hôm nay.
- Em có thể bắt đầu từ đâu để tìm kiếm ý tưởng NCKH? (Mai Anh, Bình Dương).
ThS Nguyễn Văn Minh: Bắt đầu từ đề tài, dự án của Thầy Cô trong Khoa, từ vấn đề, nhu cầu phát sinh trong thực tế mà bạn quan sát được hoặc từ nhu cầu đặt hàng của DN
Dù từ nguồn trên thì ý tưởng nghiên cứu phải xuất phát từ 1 vấn đề từ thực tiễn chưa được giải quyết thì ý tưởng nghiên cứu đó mới có tiềm năng ứng dụng, chuyển giao hay tạo thành các sản phẩm bán được trên thị trường
- Gia đình em không có khả năng về tài chính lắm, nhưng em rất thích, rất mê nghiên cứu. Vậy em hỏi ngoài học phí thì em có thể chuẩn bị thêm chi phí để có thể làm nghiên cứu không Thầy Cô? (Huy Chung)
TS Lao Đức Thuận: Về Kinh phí nghiên cứu, nếu bạn tham gia vào chương trình SV NCKH cấp trường thì trường sẽ cấp kinh phí cho bạn thực hiện. Đồng thời, kinh phí thực hiện có thể được hỗ trợ từ GV hướng dẫn bạn.
Một điểm khác với các trường khác thì khi bạn tham gia NCKH mà có được công bố khoa học trên các tạp chí uy tín quốc tế thuộc scopus, ISI thì trường cũng thưởng cho bạn bằng tiền thưởng như GV. Chẳng hạn, 1 bài ISI Q1 với số tiền thưởng 100 triệu đồng/bài. Hiện nay, rất nhiều bạn sinh viên đã có được những khoản thưởng từ việc công bố các bài báo khoa học hay khoản thưởng từ các cuộc thi SVNCKH các cấp. Ngoài ra, khi bạn được chọn đi tham gia NCKH các cấp, hay báo cáo hội thảo trong nước hay quốc tế, trường cũng có chính sách hỗ trợ tiền sinh hoạt, chi phí đi lại cho các bạn. Điều này cũng đạ được thực hiện trong nhiều năm liền.
Do đó, nếu bạn có đam mê nghiên cứu thì nhà trường, GVHD sẽ hỗ trợ tối đa có thể cho các bạn. Nếu các bạn có bỏ kinh phí ra thì cũng là các kinh phí liên quan đến các vật dụng tiêu hao hằng nhày bạn xài trong quá trình thí nghiệm như: găng tay, khẩu trang, týp,… điều này không quá tốn tiền so với số tiền trường, GVHD hỗ trợ bạn.
- Sinh viên cần tố chất và chuẩn bị kỹ năng nào để có thể thực hiện được những ý tưởng NCKH? (Thu Thảo).
ThS Nguyễn Văn Minh: Tố chất thì cần có óc sáng tạo, thích tìm tòi, khám phá và kiên nhẫn.
Kỹ năng thì ngoài các kỹ năng chuyên môn thì ngoại ngữ là rất quan trọng.
TS Lao Đức Thuận: Như trao đổi phần trên, Việc nghiên cứu khoa học cần phải có sự yêu thích, niềm đam mê, luôn sẵn sàng đối đầu với khó khăn, luôn cần cù trong việc thực hiện NCKH. Đồng thời, các kỹ năng khác bản thân cũng phải trang bị như: làm việc theo nhóm, sắp xếp thời gian giựa việc học và nghiên cứu.
CSV Nguyễn Thị Quế Anh:
Tố chất: Ham học hỏi, Chịu khó, Kiên nhẫn, cẩn thận.
Kỹ năng: Tìm kiếm và đọc tài liệu,
Kỹ năng trình bày,
Kỹ năng làm thí nghiệm,
Kỹ năng làm việc độc lập.
- Thầy Cô cho em hỏi tham gia NCKH có lợi ích gì cho hành trình học tập của em trong tương lai và phát triển nghề nghiệp, việc làm về ngành CNSH? (Gia Tiến, Vĩnh Long).
ThS Nguyễn Văn Minh: Chỉ có tham gia NCKH các bạn mới nâng cao năng lực với ngành học này và đáp ứng nhu cầu của các nhà tuyển dụng. Vì hiện nay các DN chạy đua nhau là hàm lượng khoa học trong sản phẩm, qua rồi thời kỳ có sản phẩm mà là sản phẩm có công nghệ cao
Chỉ có NCKH thì mới tạo ra công nghệ mới và khi có công nghệ mới ngoài việc đáp ứng nhu cầu việc làm, được trả lương cao thì các bạn còn có khả năng tham gia vào thị trường khởi nghiệp ĐMST, tạo lập DN khoa học công nghệ và tạo công ăn việc làm cho nhiều người khác.
TS Lao Đức Thuận: Bạn tham gia NCKH mà có được công bố khoa học trên các tạp chí uy tín quốc tế thuộc scopus, ISI thì trường cũng thưởng cho bạn bằng tiền thưởng như GV. Chẳng hạn, 1 bài ISI Q1 với số tiền thưởng 100 triệu đồng/bài.
Hiện nay khoa cũng có ký hợp tác với một số trường quốc tế như Thái Lan, Malaysia, Nhật, do đó, việc trao đổi ngắn hạn giữa sv khoa mình với trường bạn rất dễ. Ngoài các khoản kinh phí do trường bạn tài trợ, thì nhà trường luôn có chính sách hỗ trợ cho các khóa này như: chi phí sinh hoạt, vé máy bay,…
Chính việc NCKH này sẽ giúp cho CV của bạn đẹp hơn, thu hút hơn đối với người tuyển dụng, hoặc học cao hơn, hoặc đi du học.