• Thứ Tư, 09 tháng 03, 2022
  • 13:12 GMT +7

Tuyển sinh ĐH 2022, thí sinh cần lưu ý gì?

Ý Lan/nguồn UFM
Nguồn: Không xác định
Trước ngưỡng cửa đại học, nhiều bạn trẻ băn khoăn trong việc chọn nghề, chọn ngành, chọn trường. Nên chọn ngành theo sở thích cá nhân hay chọn ngành "hot", theo sở thích cha mẹ, số đông...

Tất cả những băn khoăn của thí sinh sẽ được giải đáp trong chương trình Tư vấn trực tuyến tuyển sinh và hướng nghiệp 2022, chủ đề "Tuyển sinh ĐH 2022, thí sinh cần lưu ý gì?" do Trường ĐH Tài chính- Marketing tổ chức lúc 19 giờ 00 ngày 10/3/2022 theo hình thức livestream trên các nền tảng số của nhà trường.

Tham gia giải đáp trong chương trình có:

- ThS Lê Trọng Tuyến – Phó Trưởng phòng Quản lý đào tạo;

- ThS Nguyễn Thị Kim Phụng – Phó Giám đốc Trung tâm Tuyển sinh và quan hệ doanh nghiệp.

- PGS- TS Đặng Văn Mỹ -  Đại diện Viện Đào tạo Quốc tế.

Thí sinh quan tâm hãy theo dõi chương trình và đừng quên đặt câu hỏi ở phần Bình luận để được giải đáp.

Nội dung buổi Livestream:

- Chuẩn bị bước vào ngưỡng cửa ĐH nhưng không ít bạn trẻ cho biết chọn ngành học bởi vì một trong các lý do như: ngành học có tên khá hot, cảm thấy “có vẻ hợp” với mình hay chọn theo mong muốn của cha mẹ, theo số đông… Tuy nhiên, theo các chuyên gia giáo dục, việc chọn sai nghề sẽ dẫn đến nhiều bất lợi cho sinh viên về sau. Vậy thì thưa ThS Nguyễn Thị Kim Phụng, cô có thể chia sẻ với các bạn sĩ tử về những bất lợi mà các bạn có thể gặp khi chọn sai ngành là gì?

ThS Nguyễn Thị Kim Phụng, trả lời: Cô đã gặp rất nhiều trường hợp chọn sai ngành nghề với nhiều lý do và để rồi dẫn đến rất nhiều hệ luỵ mà đôi khi chúng ta không nghĩ đến. Sau khi chọn sai ngành, hệ luỵ đầu tiên trước mắt mà chúng ta có thể thấy đó chính là MẤT THỜI GIAN. Nếu chọn ngành nghề không đúng đam mê sẽ dẫn đến mất thời gian từ 3 đến 4 năm tuỳ chương trình đào tạo đại học hoặc cao đẳng. Hệ luỵ thứ hai là MẤT CÔNG SỨC đầu tư, rèn luyện cho bản thân, dĩ nhiên khi chọn theo đuổi một ngành học nào đó bạn phải dành công sức, tâm huyết của mình vào để đạt được nhiều kết quả cao, nhưng những cố gắng ấy sẽ vô nghĩa nếu như bạn chọn sai ngành. Thứ 3 là mất tiền bạc của cha mẹ, cô cho biết, học phí cho một khóa ĐH, CĐ bây giờ cũng không phải thấp và việc đầu tư cho một ngành không đam mê sẽ dẫn đến mất tiền một cách vô nghĩa. Cả ba hệ luỵ trên là mất thời gian, mất công sức, mất tiền bạc sẽ dẫn đến một hệ lụy chung đó là khi bạn chọn ngành sai, bạn sẽ không có đủ đam mê và hứng thú để tìm tòi học hỏi phát triển bản thân, từ đó dẫn đến chán chường trong quá trình học tập, và kiến thức ngành của bạn sẽ không đủ để tìm một công việc thích hợp với ngành mà mình đã chọn. Cuối cùng dẫn đến một hệ luỵ khác đó là khi đối diện với nhà tuyển dụng, bạn sẽ không đáp ứng được các yêu cầu của họ, từ đó sẽ không tìm được công việc yêu thích. Điều đó khiến các bạn phải lựa chọn các công việc khác mà người ta hay gọi là công việc trái ngành, hay nhảy việc. Vì vậy, cô khuyến khích các bạn lựa chọn ngành nghề theo nguyện vọng, đam mê, yêu thích của bản thân. Việc chọn đúng ngành, theo đúng đam mê sẽ giúp bản thân phát triển hơn trong tương lai.

UFM

ThS Nguyễn Thị Kim Phụng (phải) trả lời câu hỏi trong chương trình

- Ai trong chúng ta đều mong muốn có được việc làm tốt đúng không ạ, vậy 1 việc làm lý tưởng mà ai cũng muốn hướng tới sẽ phải hội tụ những yếu tố cơ bản nào thưa cô?

ThS Nguyễn Thị Kim Phụng: Theo cô, việc các bạn có một việc làm lý tưởng là vô cùng quan trọng, và với kinh nghiệm của mình gặt hái được trong suốt quá trình làm việc trong công tác tuyển sinh, cô nhận ra rằng, một công việc lý tưởng phải đáp ứng được ba yếu tố. Đầu tiên đó là một công việc ỔN ĐỊNH, theo cô, người ta chọn một ngành nào đó để theo học và mục đích cuối cùng của họ là tìm kiếm được một công việc ổn định. Từ ổn định đó, sẽ cho ta một yếu tố thứ hai đó là mức lương. Một mức lương tốt , không phải quá cao mà là một mức lương đáp ứng được toàn bộ mong muốn của mình, dĩ nhiên ai cũng quan trọng tiền bạc, nhưng mỗi người sẽ có những nhu cầu khác nhau và một mức lương tốt là một mức lương vừa đủ để đáp ứng nhu cầu cá nhân. Và cuối cùng theo cô, một yếu tố cực kỳ quan trọng đó là đúng sở trường, khi bạn làm một công việc đúng sở trường, đúng đam mê bạn sẽ có nhiều động lực để phát triển công việc nói chung và bản thân mình nói riêng. Đúng sở trường sẽ giúp chúng ta phát huy được thế mạnh của bản thân và từ đó tạo tiền đề để thăng tiến, nâng cao giá trị bản thân đối với môi trường làm việc và xã hội. Khi bạn thăng tiến bằng chính đam mê, chính sở trường và nỗ lực của bạn thân sẽ khiến bạn trở nên được nhiều người nể phục. Cuối cùng, giá trị bản thân được lột tả, để mọi người thấy được sự đóng góp của bạn cho doanh nghiệp, gia đình và cả xã hội. Với cô trở thành một người có ích cho xã hội là một cảm giác rất tuyệt vời và hạnh phúc.

ThS Nguyễn Thị Kim Phụng

ThS Nguyễn Thị Kim Phụng

- Thưa cô, yếu tố đầu tiên để các bạn có thể lựa chọn đúng ngành nghề đó là phải biết được mình đam mê và yêu thích gì đúng không ạ, mà việc này có lẽ là không đơn giản chút nào phải không thưa cô?

ThS Nguyễn Thị Kim Phụng: Mỗi một người đều rất khó để xác định đâu là đam mê thực tế và đâu là cái yêu thích. Trong quá trình công tác tuyển sinh, cô cũng nhận được rất nhiều câu hỏi như thế này và có rất nhiều cách để chúng ta có thể xác định được cái niềm đam mê của mình. Thứ nhất là trao đổi với chính gia đình, gia đình là nơi theo dõi bản thân bạn từ khi sinh ra đến lúc bạn trưởng thành, trong quá trình phát triển và định hình con người, có những khoảng thời gian bạn sẽ bộc lộ ra những điểm vô cùng nổi trội và vô tình bạn không nhận ra điều đó, nhưng gia đình là những người xung quanh nên họ rất dễ nhận ra được nhiều điều bạn chưa rõ về mình. Chính vì vậy, cần dành những câu hỏi đến gia đình để tìm ra được điểm nổi trội, sở trường của bản thân, Những người xung quanh luôn để ý đến bạn và dễ nhìn ra được điểm mạnh của bạn hơn là chính bạn thân mình. Thứ hai, là phương pháp 20 que diêm, ở phương pháp này bạn có rất nhiều cơ hội để thử, tại sao mình không thử? Hãy thử thách bản thân ở nhiều vị trí, công việc để xác định được tố chất và xem bản thân có phù hợp hay không. Trải nghiệm chưa bao giờ là thừa để nhận ra điểm mạnh của mình ở đâu. Cuối cùng là bản thân phải tự nhìn nhận được điểm mạnh, điểm yếu của mình. Từ đó khắc phục điểm yếu và phát triển thế mạnh để tìm ra được ngành nghề phù hợp. Việc xác định được đam mê của mình sẽ giúp các bạn tìm kiếm một cơ hội, nghề nghiệp phù hợp để có một việc làm ổn định trong tương lai.

Các khách mời trong chương trình

- Sau khi chúng ta lựa chọn được ngành học mà mình yêu thích, thì công đoạn tiếp theo cũng rất là quan trọng, đó chính là xác định trường học phù hợp với năng lực của bản thân đúng không ạ? Vậy thì thưa ThS Lê Trọng Tuyến, làm cách nào để các bạn có thể biết được trường nào là phù hợp với năng lực của các bạn ạ?

ThS Lê Trọng Tuyến: Sau khi xác định được ngành học phù hợp với năng lực và đam mê của bản thân. Bước tiếp theo là lựa chọn cơ sở học tập để tiếp tục hành trình chinh phục. Thứ nhất, phân tính đánh giá điểm mạnh, điểm yếu và năng lực học tập, mục đích là để chúng ta tìm kiếm ra một ngôi trường phù hợp những phương thức xét tuyển phù hợp nhằm gia tăng khả năng trúng tuyển của chúng ta. Thứ 2, tìm hiểu thông tin về trường học mà chúng ta mong muốn theo học và theo thầy thì công việc này vô cùng quan trọng. Sau khi xác định được ngành học, bạn cần những thông tin để tìm hiểu, phân tích để đưa ra lựa chọn đúng đắn nhất cho ngôi trường mà chúng ta xét tuyển vào.

Như các bạn đã biết một ngành học sẽ có rất nhiều cơ sở đào tạo với nhiều trình độ, chương trình đào tạo từ trung cấp, CĐ cho tới ĐH. Thường thì chúng ta có thể tìm hiểu trên nhiều kênh thông tin để tổng hợp và phân tích, đầu tiên phải kể đến việc tìm hiểu từ anh chị đi trước hoặc các tin tức thời sự về các trường học mà chúng ta muốn xét tuyển vào. Đây là những kênh thông tin rất giá trị để chúng ta lập ra một danh sách các cơ sở đào tạo có ngành học mà chúng ta muốn vào. Một thông tin rất quan trọng nữa là thông qua đề án tuyển sinh của nhà trường. Trong đề án tuyển sinh có rất nhiều thông tin và một số thông tin các bạn cần đặc biệt quan tâm đó là: thứ nhất, cần chú tâm vào tình hình điểm trúng tuyển của mỗi năm, đưa ra những phân tích dựa trên nguồn tuyển sinh mỗi năm và mức độ khó dễ của đề thi. Thứ hai là tỉ lệ tốt nghiệp và tỉ lệ sinh viên có việc làm sau tốt nghiệp, trong một ngành nghề các nhà tuyển dụng sẽ có thị hiếu tuyển dụng một số trường có cơ sở đào tạo, vì vậy cần tổng hợp và phân tích để đưa ra phán đoán chính xác thị hiếu của nhà tuyển dụng sau đó chọn cơ sở đào tạo cho mình. Tại đề án tuyển sinh, mục tỷ lệ sinh viên có việc làm để đánh giá được chất lượng đào tạo của trường. Tiếp theo là tình hình tài chính, cân nhắc tình hình kinh tế gia đình, vì mỗi trường sẽ có những ưu điểm và nhược điểm tài chính khác nhau. Và bên cạnh đó là chương trình đào tạo và chuẩn đầu ra của trường được tóm tắt ngắn gọn nhất trong đề án tuyển sinh. Tổng hợp thông tin để so sánh từng quá trình đào tạo và lựa chọn một trường có quá trình đào tạo cũng như chuẩn đầu ra phù hợp với mình nhất. Dựa trên hai bước đó, thứ 3 chúng ta cần phân nhóm các trường ĐH tuỳ theo từng mức độ ưu tiên. Có thể là ưu tiên theo điểm trúng tuyển, ưu tiên theo sở thích của mình về từng trường. Đây là những bước cơ bản nhất để chungs ta tìm ra một ngôi trường thích hợp nhất với mình.

ThS Lê Trọng Tuyến

ThS Lê Trọng Tuyến

- Còn bây giờ thì chúng ta sẽ cùng tìm hiểu kỹ hơn về Trường ĐH Tài chính – Marketing để các bạn xem mình có phù hợp với các ngành học của trường hay không nhé! Và sau đây, xin mời ThS Lê Trọng Tuyến sẽ chia sẻ tới các bạn về các ngành học tại trường cũng như các phương thức tuyển sinh năm 2022 là gì?

ThS Lê Trọng Tuyến: Nhà trường tổ chức tuyển sinh với 4.500 chỉ tiêu tuyển sinh trình độ ĐH hệ chính quy với 4 chương trình: chương trình chuẩn, chương trình đặc thù, chương trình chất lượng cao và chương trình chất lượng cao tiếng anh toàn phần. Cả 4 chương trình đào tạo đều sử dụng 4 phương thức xét tuyển, cho nên chúng ta có rất nhiều cơ hội để tham gia vào quá trình đào tạo của Trường ĐH Tài Chính- Marketing. Thứ nhất là xét tuyển thẳng đối với các bạn đảm bảo các quy định trong quy chế tuyển sinh hiện hành của Bộ GD-ĐT. Bên cạnh đó là các bạn đạt giải các kỳ thi Olympic Quốc tế thuộc các môn trong tổ hợp xét tuyển của trường, cũng được ưu tiên xét tuyển thẳng vào trường. Thứ 2 là xét tuyển dựa vào kết quả học tập THPT, trong phương thức này sẽ chia thành 2 phương thức nữa nhỏ hơn, cụ thể thứ nhất là ưu tiên xét tuyển thẳng đối với 4 đối tượng thí sinh: thứ nhất là các bạn có kết quả học tập lớp 10,11, kì 1 lớp 12 loại giỏi trở lên. Thứ hai là các bạn tại các trường THPT chuyên năng khiếu có kết quả học tập năm lớp 10, 11 và kì 1 lớp 12 từ 7 điểm trở lên. Thứ 3 là các bạn đạt giải nhất, nhì, ba trong các kì thi học sinh giỏi từ cấp tỉnh thành trở lên hoặc kì thi khoa học kỹ thuật cấp tỉnh thành trở lên hoặc bạn là thành viên trong đội tuyển học sinh giỏi hoặc khoa học kỹ thuật cấp trường trở lên có kết quả của các môn trong tổ hợp xét tuyển đạt từ 6 điểm trở lên. Thứ 3 là các bạn học sinh THPT có chứng chỉ tiếng anh Quốc tế IELTS hoặc các chứng chỉ khác tương đương được Bộ GD-ĐT công nhận còn thời hạn giá trị và có kết quả học tập năm lớp 10, 11 và kì 1 lớp 12 đạt từ loại khá trở lên. Ngoài 4 tiêu chuẩn này thì toàn bộ các bạn tham gia xét tuyển thẳng phải tốt nghiệp THPT năm 2022. Ngoài ra, có phương thức nhỏ thứ hai là xét tuyển dựa trên tổng điểm 3 môn dựa trên tổ hợp xét tuyển đạt từ 18 điểm trở lên. Riêng đối với thức này, các bạn tham gia xét tuyển có thể tốt nghiệp năm 2020, 2021 và 2022. Thứ 3 là phương thức xét tuyển dựa theo kết quả kỳ thi đánh giá năng lực do ĐHQG TP HCM tổ chức vào năm 2022. Thứ 4 là xét tuyển dựa vào kết quả kì thi tốt nghiệp THPT năm 2022. Nếu các bạn thỏa mãn 1 hoặc nhiều phương thức xét tuyển thì chúng ta đều có thể đăng ký xét tuyển tất cả các phương thức nêu trên.

Về ngành nghề đào tạo, trường hiện tại đào tạo 14 ngành với 28 chuyên ngành tập trung vào Quản trị kinh doanh, Marketing, Kinh doanh quốc tế, khách sạn – nhà hàng, Du Lịch, Bất động sản, Tài chính – Ngân hàng, Kế toán, Luật – Kinh tế và ngành Kinh tế. Đây là những lĩnh vực mà trong những năm vừa qua nhà trường ghi nhận rằng có rất đông học sinh THPT đăng ký xét tuyển vào nhà trường và đạt kết quả tốt nghiệp tốt trong những năm gần đây.

- Với rất nhiều phương thức tuyển sinh như vậy thì các bạn sĩ tử rất dễ bị nhầm lẫn, hay bị lộn từ phương thức này qua phương thức khác, hay điển hình như các bạn thường bị nhầm lẫn giữa xét tuyển thẳng và ưu tiên xét tuyển thẳng. Thầy có những lưu ý gì tới các bạn khi tìm hiểu về các phương thức tuyển sinh của UFM năm 2022 không ạ?

ThS Lê Trọng Tuyến: Có thể phân biệt 2 phương thức xét tuyển với nội dung tóm tắt sau.

Thứ nhất, phương thức xét tuyển thẳng: Phương thức này được Nhà trường thực hiện theo quy chế tuyển sinh của Bộ GD-ĐT. Theo Thầy, không chỉ Trường ĐH Tài chính – Marketing mà đa số các trường ĐH khác cũng sử dụng phương thức xét tuyển thẳng này. Đây là chính sách tuyển sinh của nhà nước đối với những học sinh có thành tích học tập tốt trong quá trình học tập tại trường THPT của bản thân. Ngoài ra, trong phương thức xét tuyển thẳng này Trường ĐH Tài chính – Marketing có bổ sung thêm 1 nhóm đối tượng. Đó là: Nếu các bạn học sinh có tham gia các kỳ thi Olympic, các kỳ thi quốc tế và đoạt giải đối với những môn trong tổ hợp xét tuyển của trường thì sẽ được xét tuyển thẳng vào trường. Với ngành học có tuyển sinh từ tổ hợp có môn mà học sinh đoạt giải. Lưu ý rằng, đối với phương thức xét tuyển thẳng của Trường ĐH Tài chính – Marketing không giới hạn chỉ tiêu.

Thứ hai là phương thức ưu tiên xét tuyển thẳng. Đây là phương thức thực hiện tự chủ tuyển sinh của trường. Phương thức này sử dụng dựa trên kết quả học tập THPT mà các bạn học sinh tích lũy được trong quá trình học tập của bản thân. Với phương thức ưu tiên xét tuyển thẳng trường tuyển chọn những bạn học sinh có thành tích nổi trội, học tập tốt từ năm lớp 10 đến học kì I lớp 12. Và đã thỏa mãn 1 trong 4 đối tượng mà thầy đã nêu ở câu hỏi trên của chương trình. Tóm lại, trong 4 phương thức xét tuyển của trường với 4.500 chỉ tiêu tuyển sinh, nhà trường đã phân bổ phần trăm chỉ tiêu cho mỗi phương thức xét tuyển cho mỗi chương trình đào tạo và cho mỗi ngành đào tạo trong mỗi chương đào tạo của trường. Có nghĩa là, từng ngành đào tạo trong từng chương trình đào tạo và trong từng phương thức tuyển sinh đều có chỉ tiêu cụ thể. Vấn đề này sẽ được công bố công khai chi tiết trong đề án tuyển sinh và thông báo tuyển sinh của trường sắp tới.

Đối với phương thức ưu tiên xét tuyển thẳng sẽ có số lượng chỉ tiêu cụ thể. Tổng chỉ tiêu của phương thức này là 40% trong chỉ tiêu 4.500 của trường. Bên cạnh việc lựa chọn những thí sinh có kết quả học tập tốt trong quá trình học THPT, giả sử trong tình huống tất cả các thí sinh thỏa mãn tiêu chí ưu tiên xét tuyển thẳng ít hơn so với số lượng chỉ tiêu thì toàn bộ hồ sơ của những thí sinh đó sẽ được công nhận trúng tuyển vào trường. Và nhà trường sẽ áp dụng điểm chuẩn trúng tuyển khi và chỉ khi số lượng đăng ký xét tuyển quá nhiều so với số lượng chỉ tiêu xét tuyển. Ngoài ra, chỉ tiêu đối với phương thức xét tuyển bằng kết quả học tập THPT có tổng điểm 3 môn trong tổ hợp xét tuyển từ 18 điểm trở lên chiếm 20% trong tổng số chỉ tiêu.

PGS- TS Đặng Văn Mỹ

PGS- TS Đặng Văn Mỹ

Hiện nay, Trường ĐH Tài chính – Marketing có rất nhiều chương trình đào tạo khác nhau, đó là chương trình Chuẩn, Chương trình Đặc thù, Chương trình Chất lượng cao, Chương trình Chất lượng cao Tiếng Anh toàn phần và Chương trình Liên kết quốc tế. Và ở số trước, chúng ta cũng đã tìm hiểu về sự khác nhau giữa chương trình Chuẩn, Đặc thù và Chất lượng cao rồi, ngày hôm nay, chúng ta sẽ tìm hiểu kỹ hơn về chương trình Chất lượng cao Tiếng Anh toàn phần và Chương trình Liên kết quốc tế. Hiện tại 2 chương trình này đang được Viện Đào tạo quốc tế của trường phụ trách. Và sau đây, xin được kính mời PGS-TS Đặng Văn Mỹ, đại diện Viện Đào tạo quốc tế sẽ giới thiệu đôi nét về 2 chương trình này?

PGS- TS Đặng Văn Mỹ: Thứ nhất, về chương trình Chất lượng cao Tiếng Anh toàn phần. Đây là chương trình thuộc nhóm chất lượng cao nhưng thay vào đó là yếu tố tiếng anh toàn phần. Tức là, trong toàn bộ chương trình sẽ được giảng dạy hoàn toàn bằng tiếng anh ngoại trừ một số học phần về chính trị, triết học (85% - 90% các môn sẽ được giảng dạy bằng tiếng Anh).

Lý do trường ĐH Tài chính – Marketing có chương trình Chất lượng cao Tiếng Anh toàn phần: Về nguồn nhân lực chất lượng cao: Khi Luật Giáo dục ĐH mới (Luật số 34) cho phép các trường ĐH tự chủ và nhu cầu xã hội đặt ra về nguồn nhân lực chất lượng cao dẫn đến các trường ĐH bao gồm trường ĐH Tài chính – Marketing triển khai chương trình Chất lượng cao. Nhằm đào tạo có chất lượng hơn cho các thế hệ học sinh đáp ứng nhu cầu nguồn nhân lực chất lượng cao cho cộng đồng, doanh nghiệp kể cả trong khu vực quốc gia lẫn khu vực thế giới. Về tính ngoại ngữ (Tiếng Anh): Tất cả mọi người đang sống trong môi trường toàn cầu hóa và các quan hệ giao thương mang tính chất quốc tế dẫn đến ngoại ngữ nói chung và tiếng Anh nói riêng trở thành một trong những công cụ rất quan trọng để bản thân mỗi người có thể tiếp cận được các tri thức mới từ các quốc gia phát triển lớn (đặc biệt là các quốc gia nói tiếng anh). Ngoài ra, chúng ta sẽ làm việc được trong các tổ chức nước ngoài, các công ty, các doanh nghiệp nước ngoài đã và đang hoạt động trên đất nước Việt Nam cũng như là chúng ta sẽ làm việc được ở nước ngoài trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay. Chính vì vậy, Trường ĐH Tài chính – Marketing đã chủ động triển khai chương trình đào tạo Chất lượng cao Tiếng Anh toàn phần để đáp ứng yêu cầu đặt ra của thị trường lao động cũng như yêu cầu toàn cầu hóa và phát triển hoạt động quốc tế.

Chương trình Chất lượng cao Tiếng Anh toàn phần được tuyển sinh theo đề án tuyển sinh chung của trường. Có nghĩa là, chương trình này có 4 phương thức xét tuyển tập trung vào 3 ngành học chính: ngành Quản trị kinh doanh, ngành Marketing, ngành Kinh doanh quốc tế. Đối với chương trình này, điểm chuẩn tiếng anh tốt nghiệp là IELTS đạt 6.0 trở lên.

Thứ hai, với chương trình Liên kết Quốc tế. Trong bối cảnh toàn cầu hóa và giao thương quốc tế, Trường ĐH Tài chính – Marketing đã chủ động tìm kiếm và đàm phán với trường đại học, đối tác nước ngoài để chuyển giao mô hình đào tạo của họ để đào tạo cho thế hệ các sinh viên Việt Nam đang học tập tại Trường ĐH Tài chính – Marketing.

Chương trình Liên kết Quốc tế là chương trình đào tạo hoàn toàn của một trường ĐH nước ngoài được tổ chức đào tạo tại Trường ĐH Tài chính – Marketing. Mô hình này đa dạng trên cơ sở đàm phán với các trường ĐH nước ngoài. Mô hình thứ nhất: Mô hình 4 + 0: Bốn năm học ĐH sinh viên học hoàn toàn tại UFM và được nhận bằng đại học của một trường ĐH nước ngoài. Mô hình thứ hai: Mô hình 3 + 1 và mô hình 2 +2: Sinh viên học 2 năm đến 3 năm học ĐH tại UFM và được chuyển tiếp học 1 năm đến 2 năm ở một trường ĐT đối tác nước ngoài mà hiện này Trường ĐH Tài chính – Marketing đang hợp tác rất chặt chẽ. Với chương trình Liên kết Quốc tế: Thứ nhất, sinh viên được đào tạo hoàn toàn bằng tiếng Anh. Thứ hai, nội hàm của chương trình là hoàn toàn của nước ngoài chuyển giao sang mà Trường ĐH Tài chính – Marketing không thay đổi nội dung của chương trình kể cả việc giảng dạy. Các giảng viên của trường đối tác nước ngoài cùng với các giảng viên có đầy đủ kinh nghiệm, trình độ ngoại ngữ được đào tạo ở nước ngoài của Trường ĐH Tài chính – Marketing sẽ tham gia giảng dạy vào chương trình này.

Với chương trình liên kết quốc tế, Trường ĐH Tài chính - Marketing thực hiện liên kết với 2 trường ĐH uy tín hàng đầu tại Malaysia gồm: Trường ĐH HELP (Malaysia) - TOP 10 các trường ĐH Tư thục tại Malaysia, đạt chuẩn QS Stars 5* về đào tạo của Anh Quốc và Trường ĐH UCSI (Malaysia) - TOP 1 Trường ĐH Tư thục tại Malaysia, TOP 200 khu vực Châu Á, TOP 5% trên thế giới. Bên cạnh đó, trường liên kết ĐH Thompson Rivers, Canada: là trường ĐH công lập lớn được thành lập từ năm 1986, tại thành phố Kamloops, thuộc tỉnh bang British Columbia, Canada.

Điểm giống nhau giữa 2 chương trình là đều được đào tạo bằng tiếng Anh và yêu cầu đối với sinh viên học 2 chương trình này là IELTS đạt tối thiểu 5.5. Tuy nhiên, đối với các học sinh 2004 khi IELTS đạt chưa đủ 5.5 vẫn có thể tham gia học 2 chương trình này và trong năm đầu tiên trường ĐH Tài chính – Marketing sẽ bổ túc và tăng cường về ngoại ngữ để sinh viên có thể đạt được yêu cầu về ngoại ngữ để có thể bước vào năm 2 học chuyên ngành hoàn toàn bằng tiếng Anh.

Điểm khác nhau là chương trình Chất lượng cao Tiếng Anh toàn phần là chương trình theo quy định của Bộ GD-ĐT cho thuộc đề án tuyển sinh của Bộ GD-ĐT của Trường ĐH Tài chính – Marketing nên thí sinh phải xét tuyển phải dựa trên 4 phương thức nói trên. Còn chương trình Liên kết Quốc tế là chương trình tuyển sinh riêng không phụ thuộc đề án tuyển sinh 4 phương thức như quy định của Bộ GD-ĐT. Nên phương thức tuyển sinh của chương trình dưới sự cho phép của các đối tác nước ngoài của Trường ĐH Tài chính – Marketing là xét kết quả THPT (hình thức xét học bạ) với tiêu chuẩn đầu vào là điểm trung bình trong năm lớp 12 từ 6.0 điểm trở lên đối với các trường Malaysia và 6.5 điểm trở lên đối với các trường Canada.

UFM

Thí sinh trúng tuyển làm thủ tục nhập học vào Trường ĐH Tài chính- Marketing

- Như vậy đối với chương trình Liên kết quốc tế thì sẽ có các phương thức tuyển sinh riêng, thưa thầy Đặng Văn Mỹ? 

PGS- TS Đặng Văn Mỹ: Thứ nhất, các thí sinh muốn xét tuyển vào chương trình phải tốt nghiệp THPT; thứ hai, điểm trung bình của các môn học năm lớp 12 đạt được từ 6.0 điểm trở lên đối với các trường ở Malaysia và 6.5 điểm trở lên đối với các trường ở Canada. Bên cạnh đó, các bạn thí sinh của cần có một năng lực ngoại ngữ tương đối có thể là IELTS đạt tối thiểu 5.5 tuy nhiên nếu IELTS đạt chưa đủ 5.5 vẫn có thể được Trường ĐH Tài chính – Marketing bổ túc. Đối với chương trình Chương trình Chất lượng cao Tiếng Anh toàn phần: Nếu thí sinh được tuyển sinh vào chương trình này với các phương thức tuyển sinh của trường có IELTS đạt 5.5 sẽ có điều kiện rút ngắn thời gian học các học phần tiếng anh tức là không cần phải học đầy đủ các học phần tiếng anh đã đặt ra trong chương trình.

Tiếng Anh của em hơi yếu chọn học chương trình chất lượng cao thì lúc thi đầu vào mà không đạt thì sao ạ? (Tạ Đại Quang)

PGS- TS Đặng Văn Mỹ: Đối với chương trình Chương trình Chất lượng cao Tiếng Anh toàn phần xét tuyển bằng 4 phương thức trong đề án tuyển sinh của Trường ĐH Tài chính – Marketing nên không liên quan đến vấn đề về tiếng Anh. Nhưng khi vào học Chương trình này thì nhà trường mới đánh giá năng lực tiếng Anh của sinh viên và nhà trường sẽ đào tạo sinh viên để các bạn có thể đạt đủ tiêu chuẩn tiếng anh như quy định.

- Đối với chương trình chất lượng cao thì như thế nào ạ?

ThS Lê Trọng Tuyến: Khi đăng ký xét tuyển vào bất kỳ ngành nào thuộc chương trình chuẩn, chương trình đặc thù, chương trình chất lượng cao, chất lượng cao tiếng Anh toàn phần thì nhà trường dựa trên kết quả học tập THPT nếu các bạn xét tuyển theo phương thức sử dụng kết quả học bạ THPT hoặc xét tuyển dựa vào kết quả kỳ thi đánh giá năng lực, kết quả kì thi THPT để xét trúng tuyển vào trường thì điểm tiếng Anh ban đầu để trúng tuyển vào trường không phải là điều kiện để xét có trúng tuyển hay không. Các bạn sinh viên sau khi trúng tuyển vào trường chỉ tham gia kì thi tiếng Anh đánh giá năng lực đề nhà trường phân loại và có kế hoạch đào tạo bồi dưỡng năng lực tiếng anh cho sinh viên phù hợp cho mỗi chương trình. Đối với chương trình Chất lượng cao và Chất lượng cao tiếng Anh toàn phần, nếu sinh viên không đạt được mức tối thiểu trong kì kiểm tra tiếng Anh đầu vào để bắt đầu học những học phần tiếng Anh trong chương trình đào tạo thì sinh viên sẽ phải bắt buộc tham gia khóa học bồi dưỡng tiếng Anh miễn phí.

- Ngành Tài chính – Ngân hàng thuộc chương trình Chất lượng cao có yêu cầu cao về tiếng anh hay không? (Nguyễn Ngọc Hà)

ThS Lê Trọng Tuyến: Tất cả các ngành đào tạo trong chương trình Chất lượng cao Tiếng Anh toàn phần về yêu cầu tiếng Anh đầu vào và yêu cầu về chuẩn đầu ra tốt nghiệp sẽ không phân biệt giữa ngành Tài chính – Ngân hàng hay bất kì ngành nào khác. Yêu cầu tiếng Anh đầu vào và yêu cầu về chuẩn đầu ra tốt nghiệp sẽ được nhà trường phổ biến đầy đủ vào tuần sinh hoạt công dân sinh viên vào đầu khóa học.

- Điểm khác nhau giữa chương trình chất lượng cao và chương trình chuẩn. Ưu điểm của mỗi chương trình là gì, thưa thầy Lê Trọng Tuyển?

ThS Lê Trọng Tuyến: Đối với chương trình chuẩn: được mở ngành, được tổ chức đào tạo và nhà trường phải thực hiện đầy đủ các quy định về đảm bảo chất lượng khi tổ chức xây dựng chương trình đào tạo này. Chương trình chuẩn được tổ chức, đào tạo, quản lý đào tạo, đánh giá và vận hành phải đảm bảo tất cả những quy định, quy chế đào tạo về khung trình độ quốc gia Việt Nam và những điều kiện về duy trì ngành đào tạo.

Đối với chương trình Chất lượng cao: là chương trình được tổ chức, đào tạo và những điều kiện đảm bảo chất lượng cao hơn so với chương trình chuẩn về cả quy mô lớp học (trên dưới 40 sinh viên trong một lớp), đội ngũ giảng viên, giáo trình, tài liệu học tập. phương thức kiểm tra đánh giá cũng khác biệt và yêu cầu khắt khe hơn ở mức độ đánh giá theo thang đánh giá ở chuẩn cao hơn, điều kiện tốt nghiệp chuẩn đầu ra của chương trình chất lượng cao cũng cao hơn so với chương trình chuẩn và cao hơn về chuẩn tiếng Anh đầu ra của sinh viên khi tốt nghiệp, về năng lực học tập của sinh viên. Tất cả những tiêu chí để tổ chức, vận hành, đánh giá chương trình đào tạo từ sinh viên cho đến lựa chọn đội ngũ giảng viên để đáp ứng được chương trình Chất lượng cao sẽ cao hơn hẳn so với chương trình chuẩn.

- Chương trình liên kết quốc tế về ngoại ngữ cho bổ túc là cho học chính khóa rồi mới bổ túc hay như thế nào?

PGS- TS Đặng Văn Mỹ: chương trình liên kết quốc tế hoàn toàn là chương trình của nước ngoài chuyển giao và liên kết UFM để đào tạo các thế hệ sinh viên và các bộ ngành giấy đã nêu chương trình hoàn toàn bằng tiếng Anh nên phải có ít nhất IELTS 5.5 thì mới nghe được các bài giảng cũng như thảo luận, làm bài tập và thi cử bằng tiếng Anh đặc biệt mô hình giảng dạy không chỉ có giáo viên UFM được tuyển chọn đủ điều kiện tham gia giảng dạy mà giáo viên của các trường nước ngoài cũng về giảng dạy nên sử dụng tiếng Anh là hoàn toàn bắt buộc và phải ở trình độ có thể tiếp thu được. Nếu như sinh viên được tuyển vào mà chưa đủ điều kiện đó thì năm đầu tiên sẽ được đào tạo tiếng Anh và kỹ năng khác để thích nghi với chương trình này.

Em rất đam mê ngành marketing nhưng ba mẹ em không đồng ý cho theo học vì nói rằng con gái học ngành này sẽ rất vất vả. Em không biết nên làm thế nào để thuyết phục ba mẹ và mong được thầy cô tư vấn ạ? (thí sinh)

ThS Nguyễn Thị Kim Phụng: không phải lĩnh vực nào con cái đam mê cũng là lĩnh vực mà cha mẹ mong muốn. Thứ nhất cha mẹ nên mong muốn con mình sau khi tốt nghiệp ra trường sẽ có công việc ổn định. Cha mẹ nên hiểu con cái hơn và biết được con cái có khả năng ở lĩnh vực nào để định hướng tốt hơn. Nếu con cái học lĩnh vực ba mẹ muốn chứ không phải bản thân muốn thì sau này có thể sẽ làm hao tốn nhân tài ở lĩnh vực đó vì có thể sẽ không học bằng hết khả năng, chất xám không phát triển, bạn không vươn lên được.Nếu cha mẹ không đồng nhất ý kiến với con thì bạn thì bạn cần phân tích rõ hơn,tìm hiểu rõ những trường nào đào tạo ngành này tốt để bạn và ba mẹ có được cái nhìn tổng quan nhất về ngành này đồng thời về chương trình đào tạo và học phí của từng trường từng ngành để ba mẹ hiểu rõ và cảm nhận được Đây là ngành tốt và phù hợp với con cái mình. Thứ 2 là con gái có thể thủ thỉ với ba để ba hiểu và là nền tảng để chinh phục sự đồng ý của mẹ. Thứ 3 là có thể nhờ những người thân thiết giúp đỡ, là cầu nối để nhận được sự tin tưởng về bản thân, để bản thân được theo đuổi đam mê mong muốn của mình.

- Hiện tại em không đam mê hoặc là yêu thích bất cứ ngành nghề nào vậy. Bây giờ em phải làm sao ạ em có nên chọn theo số đông các bạn trong lớp em chọn là ngành Tài chính ngân hàng không ạ? (thí sinh)

ThS Nguyễn Thị Kim Phụng: trên thực tế cô không mong muốn các bạn trai theo số đông cô mong các bạn chọn ngành học thuộc sở trường của các bạn thuộc niềm đam mê của các bạn để các bạn có thể nghiên cứu tìm hiểu kỹ về nó nó để khi các bạn tốt nghiệp ra trường các bạn sẽ có môi trường làm việc tốt hơn. Nếu các bạn chạy theo số đông các bạn sẽ thấy thực trạng rằng  có nhiều nhân lực thừa nhưng các doanh nghiệp vẫn nói rằng hàng họ cần nguồn nhân lực đó. Liệu với số đồng đó có bạn có chắc chắn rằng khả năng của mình có thể đáp ứng được nhu cầu của doanh nghiệp hay không với nhiều sự cạnh tranh như vậy. Vậy nên hãy chọn ngành học theo niềm yêu thích của mình chứ đừng chạy theo số đông và cần tìm hiểu rõ nguồn nhân lực trong thời gian sắp tới cần về ngành nghề nào và trường nào đào tạo chất lượng. Doanh nghiệp sẽ chọn nguồn nhân lực có chất lượng cao nên dù lĩnh vực nào khi ra trường miễn các bạn có đủ đam mê, thái độ cầu tiến và khả năng tốt thì bạn sẽ được chọn.

- Học liên kết quốc tế tại UFM có điểm gì nổi bật hơn so với các trường khác ạ? (thí sinh)

- PGS- TS Đặng Văn Mỹ: có rất nhiều trường đại học có trung tâm đào tạo quốc tế viện đào tạo quốc tế vậy nên đặc điểm nổi trội của UFM đó là:

Thứ 1: các trường đại học UFM liên kết đều là các trường có danh tiếng uy tín ở các quốc gia, các trường đang tồn tại không chỉ được xếp hạng trong phạm vi quốc gia mà còn được xếp hạng ở tầm quốc tế. Bằng đại học của trường quốc tế rất quan trọng để biết được rằng ở trường ĐH đó nằm vào top nào của quốc tế và có được thế giới công nhận hay không. Hiện văn bản của UFM chương trình liên kết quốc tế được công nhận trên toàn thế giới.

Thứ 2: Học phí Hệ liên kết quốc tế của trường so với các trường khác tương đối hợp lý. Các sinh viên sẽ được học toàn bộ các chương trình của nước ngoài, học từ các môn học theo chương trình nước ngoài, được hệ thống tài liệu tài khoản in để các trường nước ngoài quản lý. Học phí là 28,5 triệu cho một học kỳ và cam kết học phí này không thay đổi trong suốt 4 năm học. Nếu sinh viên nào có IELTS 5.5 trở lên sẽ được vào năm thứ 2 chuyên ngành luôn mà không cần học năm thứ nhất.

Thứ 3: sinh viên tốt nghiệp Hệ liên kết quốc tế này sẽ được các doanh nghiệp nước ngoài đang hoạt động ở Việt Nam giới thiệu, sinh viên sẽ được trường đưa tới các doanh nghiệp nước ngoài đó tham quan thực tế để được tương tác với công ty nước ngoài với người nước ngoài ở cả thành phố hồ chí minh hoặc các tỉnh thành ở Việt Nam

Thứ 4: đội ngũ giảng viên rất trẻ năng động tận tình với sinh viên. Sự thành công của các em sinh viên chính là niềm tự hào của các thầy cô, của hệ quốc tế cũng như của trường mình giúp nâng cao sự hội nhập của UFM với quốc tế.

- Chương trình đặc thù là chương trình như thế nào và ưu điểm của chương trình này là gì ạ, thưa thầy?

ThS Lê Trọng Tuyến: hệ đặc thù bao gồm các lĩnh vực du lịch, khách sạn, nhà hàng, ngành Công nghệ thông tin. Trong giai đoạn hiện nay nhu cầu với nhân lực đối với các ngành này vô cùng lớn. Chính phủ và Bộ GD-ĐT đã có yêu cầu thủ trưởng các trường ĐH ở Việt Nam sử dụng cơ chế đặc thù trong tổ chức đào tạo đối với những  lĩnh vực này. Có rất nhiều lợi thế, ví dụ như sinh viên đang học một chuyên ngành khác có nhu cầu muốn chuyển sang cơ chế đặc thù thì có thể chuyển sang dễ dàng. Sinh viên sẽ được tiếp xúc với thực tế nghề nghiệp nhiều hơn rộng hơn và hầu như là xuyên suốt cả chương trình đào tạo. Các chương trình đưa SV đến với doanh nghiệp sẽ nhiều và sâu hơn. SV được tiếp xúc với các chuyên gia nghề nghiệp nhiều hơn để học hỏi nhiều kinh nghiệm hơn. Trong cấu trúc tổ chức hệ đặc thù thì thời gian tiếp xúc thực tế sẽ nhiều hơn chương trình cơ bản.

- Ngành Marketing có chương trình chất lượng cao và chất lượng cao tiếng Anh toàn phần không ạ?

ThS Lê Trọng Tuyến: Trường có 4 chương trình đào tạo: chương trình chuẩn, chương trình đặc thù, chương trình chất lượng cao (CLC) và CLC tiếng Anh toàn phần. Có một số ngành sẽ được đào tạo hệ CLC và CLC TA toàn phần và ngành Marketing được đào tạo ở 3 ngành. Các bạn có thể đăng ký xét vào ngành này ở 2 hệ bằng 2 mã đăng ký khác nhau. Nhà trường chú trọng đào tạo chuyên môn ở hệ CLC TA toàn phần hơn và yêu cầu về trình độ tiếng Anh cao hơn.

Ý Lan/nguồn UFM

Tin cùng danh mục

Xem thêm
icon-messenger
Chat ngay để nhận tư vấn
return to top