Phương thức tuyển sinh:
Phương thức 1: Xét tuyển thẳng
- Xét tuyển thẳng 20% từng ngành với các đối tượng sau:
+ Đối tượng 1: Tuyển thẳng theo Quy chế Tuyển sinh năm 2020, Quy định về tuyển thẳng Trường ĐH Văn hoá Hà Nội.
+ Đối tượng 2: Xét tuyển thí sinh đạt giải Học sinh giỏi cấp tỉnh, thành phố (nhất, nhì, ba) với điều kiện: môn học đạt giải có trong tổ hợp xét tuyển và điểm trung bình học lực ba năm THPT đạt từ khá trở lên, điểm môn Tiếng Anh lớp 12 từ 6,5 trở lên.
+ Đối tượng 3: Xét tuyển thẳng áp dụng cho học sinh giỏi ba năm THPT của tất cả trường THPT trên toàn quốc (không phân biệt trường chuyên, năng khiếu) và điểm môn Tiếng Anh lớp 12 từ 8,0 trở lên;
+ Đối tượng 4: Học sinh có chứng chỉ tiếng Anh quốc tế trong thời hạn (tính đến ngày nộp hồ sơ xét tuyển) đạt IELTS 5.0 trở lên (hoặc tương đương) và điểm học lực ba năm THPT từ khá trở lên.
+ Đối tượng 5: Chỉ xét tuyển vào chuyên ngành Biểu diễn nghệ thuật, Tổ chức sự kiện văn hoá (thuộc ngành Quản lý văn hoá) đối với các thí sinh đã tốt nghiệp các trường Trung cấp Văn hóa Nghệ thuật đạt loại Giỏi trở lên thuộc các ngành về ca, múa, nhạc; Thí sinh năng khiếu nghệ thuật đã tốt nghiệp THPT, đoạt giải chính thức trong các cuộc thi nghệ thuật quốc tế về ca, múa, nhạc được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận.
+ Đối tượng 6: Chỉ xét tuyển vào ngành Sáng tác văn học đối với các thí sinh đạt giải thưởng văn học nghệ thuật quốc tế; đạt giải thưởng chính thức trong các cuộc thi sáng tác văn học nghệ thuật của Hội nhà văn Việt Nam, Hội nhà văn Hà Nội và Báo/tạp chí chuyên ngành về văn học nghệ thuật như Báo Văn nghệ, Tạp chí Văn nghệ quân đội, Văn nghệ Công an, Diễn đàn văn nghệ.
Phương thức 2: Xét tuyển dựa trên kết quả kỳ thi THPT Quốc gia năm 2020
Phương thức 3: Xét tuyển học bạ THPT: Xét tuyển học bạ 3 môn (Trung bình kết quả Lớp 11 và Học kì 1 Lớp 12 hoặc hai học kỳ Lớp 12) theo các tổ hợp xét tuyển với 20% chỉ tiêu cho từng chuyên ngành/ngành.
Các ngành xét tuyển, phương thức xét tuyển:
Ghi chú:
C00: Ngữ Văn, Lịch Sử, Địa Lý; D01: Toán Học, Ngữ Văn, Tiếng Anh; D78: Ngữ Văn, KHXH, Tiếng Anh; D96: Toán Học, KHXH, Tiếng Anh.
N00 (Biểu diễn nghệ thuật): Ngữ Văn, Năng khiếu 1 (Chọn 1 trong các loại hình: Thanh nhạc, Nhạc cụ, Múa, Tiểu phẩm sân khấu), Năng khiếu 2 (Thẩm âm, Tiết tấu).
N00 (Sáng tác văn học): Ngữ Văn, Năng khiếu 1 (Sáng tác tác phẩm), Năng khiếu 2 (Phỏng vấn).
N05 (Tổ chức sự kiện văn hoá): Ngữ Văn, Năng khiếu 1 (Chọn 1 trong các loại hình: Thanh nhạc, Nhạc cụ, Múa, Tiểu phẩm sân khấu), Năng khiếu 2 (Xây dựng kịch bản sự kiện).
(1): Ngành Ngôn ngữ Anh: Môn Tiếng Anh trong tổ hợp xét tuyển D01, D78, D96 nhân hệ số 2, tổng điểm xét tuyển theo thang điểm 40.
(2): Ngành Quản lý văn hoá, chuyên ngành Biểu diễn nghệ thuật: Môn Năng khiếu 1 trong tổ hợp xét tuyển N00 nhân hệ số 2, tổng điểm xét tuyển theo thang điểm 40.
Tổ hợp xét tuyển và thang điểm xét tuyển
- Đối với phương thức xét tuyển dựa trên kết quả kỳ thi THPT Quốc gia năm 2020:
+ Ngành Ngôn ngữ Anh: Môn Tiếng Anh trong các tổ hợp xét tuyển D01, D78 và D96 nhân hệ số 2 và xét tuyển theo thang điểm 40.
+ Các ngành, chuyên ngành còn lại: Môn thi trong các tổ hợp nhân hệ số 1, và xét tuyển theo thang điểm 30.
- Đối với phương thức xét tuyển thẳng, xét tuyển bằng học bạ THPT
+ Ngành Quản lý văn hoá, chuyên ngành Biểu diễn nghệ thuật: Môn Năng khiếu 1 trong tổ hợp xét tuyển N00 nhân hệ số 2 và xét tuyển theo thang điểm 40.
+ Các ngành, chuyên ngành còn lại: Môn thi trong các tổ hợp nhân hệ số 1, và xét tuyển theo thang điểm 30.
Quy định mức chênh lệch điểm xét tuyển giữa các tổ hợp
Đối với phương thức xét tuyển dựa trên kết quả thi THPT Quốc gia năm 2020:
- Mức chênh điểm giữa tổ hợp C00 và các tổ hợp khác là 03 điểm đối với các ngành: Du lịch; Quản trị dịch vụ du lịch & lữ hành.
- Mức chênh điểm giữa tổ hợp C00 và các tổ hợp khác là 01 điểm đối với các ngành: Luật, Báo chí, Thông tin thư viện; Quản lý thông tin; Gia đình học; Văn hóa các dân tộc thiểu số Việt Nam; Kinh doanh xuất bản phẩm; Bảo tàng học; Văn hóa học; Quản lý văn hóa.
Lưu ý: Riêng ngành Quản lý văn hóa, chuyên ngành Tổ chức sự kiện văn hóa, giữa các tổ hợp không có mức chênh điểm.