Theo đó, nhóm ngành sức khỏe, công nghệ thông tin là ngành có mức điểm sàn xét tuyển cao nhất với 19 điểm, kế đó là các ngành công nghệ kỹ thuật ô tô, quản trị kinh doanh, Digital Marketing với 18 điểm. Một số ngành khác có điểm sàn xét tuyển cao là logistics và quản lý chuỗi cung ứng, marketing, quan hệ công chúng, truyền thông đa phương tiện, thú y với 17 điểm. Tất cả các ngành còn lại có mức điểm sàn xét tuyển từ 16 điểm.
Mức điểm này đã bao gồm điểm ưu tiên khu vực, đối tượng và được tính như sau: Điểm đảm bảo chất lượng đầu vào = Tổng điểm thi tốt nghiệp THPT của 3 môn trong tổ hợp xét tuyển + tổng điểm ưu tiên.
Đối với ngành thanh nhạc, thí sinh cần có tổng điểm thi 2 môn năng khiếu Âm nhạc (gồm Năng khiếu Âm nhạc 1 và Năng khiếu Âm nhạc 2 theo thang điểm 10 mỗi môn) đạt từ 10 điểm trở lên.
Đối với các ngành kiến trúc, thiết kế nội thất, thiết kế đồ họa, thiết kế thời trang, công nghệ điện ảnh, truyền hình và nghệ thuật số (Digital Art), thí sinh chọn tổ hợp xét tuyển có môn năng khiếu Vẽ cần có điểm thi năng khiếu vẽ đạt từ 5 điểm trở lên (theo thang điểm 10). Thí sinh có thể tham dự các kỳ thi năng khiếu do trường tổ chức hoặc lấy kết quả thi từ trường ĐH khác để tham gia xét tuyển.
Mức điểm nhận hồ sơ xét tuyển vào các ngành cụ thể như sau: