• Chủ Nhật, 26 tháng 02, 2023
  • 22:15 GMT +7

Năm 2023, Trường ĐH Mở TP HCM tuyển 5.000 chỉ tiêu

Năm nay, Trường ĐH Mở TP HCM sử dụng 5 phương thức xét tuyển vào 42 ngành đào tạo, theo thông tin tuyển sinh năm 2023 vừa được trường công bố

Thông tin từ Trường ĐH Mở TP HCM, cho biết năm nay trường mở mới ... ngành, gồm: Quản trị nhân lực (chương trình Chất lượng cao), Kinh doanh quốc tế (chương trình Chất lượng cao), Tâm lý học, Khoa học dữ liệu.

Phương thức xét tuyển:

Nhóm các phương thức xét tuyển theo kế hoạch chung của Bộ GD- ĐT:

PT1: Xét tuyển thẳng, ưu tiên xét tuyển theo Quy chế tuyển sinh của Trường và Bộ GD- ĐT.

PT2: Xét tuyển theo Kết quả thi tốt nghiệp THPT.

Nhóm các phương thức theo kế hoạch xét tuyển riêng của Trường, các phương thức xét tuyển được ưu tiên theo thứ tự như sau:

PT1: Ưu tiên xét tuyển đối với thí sinh có:

+ Bằng tú tài quốc tế (IB) điểm từ 26;

+ Chứng chỉ quốc tế A-Level của Trung tâm khảo thí ĐH Cambridge (Anh) theo điểm 3 môn thi (trở lên) đảm bảo mức điểm mỗi môn thi đạt từ C trở lên.

+ Kết quả trong kỳ thi chuẩn hóa SAT (Scholastic Assessment Test, Hoa kỳ) đạt điểm từ 1100/1600.

PT2: Ưu tiên xét tuyển học sinh Giỏi THPT (nhóm 1 và nhóm 2) có chứng chỉ Ngoại ngữ quốc tế theo quy định.

PT3: Ưu tiên xét tuyển học sinh Giỏi THPT (nhóm 1 và nhóm 2).

PT4: Ưu tiên xét tuyển kết quả học bạ THPT có chứng chỉ quốc tế.

PT5: Xét tuyển học bạ THPT.

Nguyên tắc xét tuyển:

- Điểm trúng tuyển xác định theo từng ngành; Xét từ cao xuống thấp cho đến hết chỉ tiêu.

Nhóm các phương thức xét tuyển theo kế hoạch chung của Bộ GD- ĐT:

- Theo quy định tuyển sinh hiện hành của Bộ GD&ĐT và không sử dụng điểm thi được bảo lưu từ các kỳ thi TN THPT, THPT quốc gia các năm trước để xét tuyển.

Nhóm các phương thức theo kế hoạch xét tuyển riêng của Trường, các phương thức xét tuyển được ưu tiên theo thứ tự như sau:

- Được tổ chức trong cùng 1 đợt xét tuyển.

- Xét lần lượt các phương thức từ 1 đến phương thức 5 đến khi đủ chỉ tiêu.

- Thí sinh được xét bình đẳng, không phân biệt thứ tự ưu tiên của nguyện vọng đăng ký.

- Thí sinh (căn cứ theo số CCCD) được đăng ký xét tuyển theo một phương thức duy nhất và được đăng ký tối đa 03 nguyện vọng (NV) và phải xếp theo thứ tự ưu tiên từ cao xuống thấp (NV1 là NV ưu tiên cao nhất); thí sinh chỉ có tên trúng tuyển 01 (một) NV duy nhất.

=> Phương thức 2 và 3: Ưu tiên xét tuyển học sinh Giỏi THPT (nhóm 1 và nhóm 2) có chứng chỉ Ngoại ngữ quốc tế theo quy định.  Điều kiện đăng ký xét tuyển:

   (1) Học sinh tốt nghiệp THPT năm 2023;

   (2) Có hạnh kiểm tốt 02 năm lớp 10, lớp 11 và học kỳ 1 lớp 12;

   (3) Kết quả học lực 02 năm lớp 10, lớp 11 và học kỳ 1 năm lớp 12 đạt loại giỏi.

   (4) Ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào:

      + Học sinh Giỏi nhóm 1: Tổng 3 môn trong tổ hợp xét tuyển, không nhân hệ số, không cộng điểm ưu tiên: từ 20,0 điểm.

      + Học sinh Giỏi nhóm 2: Tổng 3 môn trong tổ hợp xét tuyển, không nhân hệ số, không cộng điểm ưu tiên: từ 22,0 điểm trở lên và điểm trung bình chung các môn xét tuyển từ 7,0 trở lên.

   (5) Đối với Phương thức 2: Có chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế trong thời hạn 02 năm:

      + Các ngành Ngôn ngữ: IELTS đạt 6.0 (hoặc các chứng chỉ khác tương đương – Tham khảo PL2).

      + Các ngành còn lại: IELTS đạt 5.5 (hoặc các chứng chỉ khác tương đương – Tham khảo PL2).

=> Phương thức 4: Ưu tiên xét tuyển kết quả học bạ THPT có chứng chỉ quốc tế

  - Điều kiện đăng ký: thí sinh thỏa mãn cùng lúc 2 điều kiện:

  (1) Thí sinh thỏa mãn các điều kiện của Phương thức 5;

  (2) Có chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế trong thời hạn 02 năm:

  + Các ngành Ngôn ngữ: IELTS đạt 6.0 (hoặc các chứng chỉ khác tương đương – Tham khảo PL2).

  + Các ngành còn lại: IELTS đạt 5.5 (hoặc các chứng chỉ khác tương đương – Tham khảo PL2).

=> Phương thức 5: Xét tuyển theo kết quả học tập THPT:

- Điều kiện đăng ký hồ sơ: Tổng Điểm trung bình môn học các môn trong tổ hợp xét tuyển (Điểm Đăng ký xét tuyển - không bao gồm điểm ưu tiên) phải đạt từ 18,00 điểm trở lên đối với các ngành Công nghệ sinh học (đại trà và chất lượng cao), Công tác xã hội, Xã hội học, Đông Nam Á học. Các ngành còn lại từ 20,00 điểm trở lên.

- Điểm Đăng ký xét tuyển (ĐĐKXT) phương thức 2, 3, 4 và 5 được xác định như sau:

ĐĐKXT = ĐTBM1 + ĐTBM2 + ĐTBM3.

Trong đó:

+ ĐTBMi: Điểm trung bình Môn học i (i từ 1 đến 3) trong tổ hợp xét tuyển, được làm tròn đến 02 chữ số thập phân.

+ Điểm xét tuyển (ĐXT) được quy về thang điểm 30 và làm tròn đến 02 chữ số thập phân. Điểm xét tuyển được xác định theo công thức:

Trong đó:

- HSMi: Hệ số môn i trong tổ hợp xét tuyển (Tham khảo PL1).

(Thí sinh có thể sử dụng chứng chỉ ngoại ngữ để quy đổi điểm đăng ký xét tuyển đối với các tổ hợp có môn Ngoại ngữ xem bảng quy đổi điểm ngoại ngữ - Tham khảo PL2).

- Việc sử dụng điểm ưu tiên khu vực, đối tượng để xét tuyển được quy định tại Điều 7, Thông tư 08/2022/TT-BGDĐT.

- Điểm ưu tiên đối với thí sinh đạt tổng điểm từ 22,5 trở lên (khi quy đổi về điểm theo thang 10 và tổng điểm 3 môn tối đa là 30) được xác định theo công thức sau: Điểm ưu tiên = [(30 – Tổng điểm đạt được)/7,5] × Mức điểm ưu tiên quy định.

Hồ sơ và thời gian đăng ký xét tuyển sẽ thông báo cụ thể tại website tuyensinh.ou.edu.vn.

Ngành tuyển sinh:

Lưu ý:

“*”  Các ngành đã được công nhận đạt chuẩn kiểm định chất lượng chương trình (Theo tiêu chuẩn: Moet, FIBBA, AUN-QA).

- (1): Ngoại ngữ bao gồm: Tiếng Anh, Tiếng Pháp, Tiếng Đức, Tiếng Nhật.

- (2): Ngoại ngữ bao gồm: Tiếng Anh, Tiếng Nga, Tiếng Pháp, Tiếng Trung Quốc, Tiếng Đức, Tiếng Nhật, Tiếng Hàn Quốc.

Các tổ hợp xét tuyển trong cùng 01 ngành là bằng nhau và được xác định theo ngành, riêng ngành Luật và Luật kinh tế tổ hợp C00 (Văn, Sử, Địa) cao hơn các tổ hợp còn lại 1.5 điểm.

Bảng điểm quy đổi các chứng chỉ quốc tế

Tham khảo điểm trúng tuyển các năm (xem tại đây)

Mai Lan/nguồn OU

Tin cùng danh mục

Xem thêm
icon-messenger
Chat ngay để nhận tư vấn
return to top