Thông tin từ Trường ĐH Kinh tế- Luật (thành viên ĐHQG TP HCM), cho biết năm 2025 trường sử dụng 3 phương thức xét tuyển, gồm:
Phương thức 1: Xét tuyển thẳng, ưu tiên xét tuyển thẳng
Đối tượng tuyển sinh bao gồm 01 trong 04 đối tượng cụ thể sau
* Đối tượng 1: thí sinh tuyển thẳng theo quy định của Bộ Giáo dục & Đào tạo
* Đối tượng 2: thí sinh giỏi, tài năng trường THPT
Nguyên tắc: Hiệu trưởng trường THPT giới thiệu 01 học sinh thuộc nhóm 05 học sinh có điểm trung bình cộng học lực 3 năm THPT cao nhất trường THPT.
* Đối tượng 3: thí sinh thuộc danh sách 149 trường THPT ưu tiên xét tuyển vào ĐHQG TP HCM
* Đối tượng 4: thí sinh có chứng chỉ SAT, ACT/ bằng tú tài quốc tế (IB)/chứng chỉ A-level HOẶC chứng chỉ tiếng Anh quốc tế kết hợp kết quả học THPT (theo tổ hợp môn đăng ký xét tuyển) với các yêu cầu điểm sàn tối thiểu tương đương 5.5 IELTS đối với các chương trình Tiếng Việt và tối thiểu tương đương 6.0 IELTS đối với các chương trình Tiếng Anh.
Ngưỡng đảm bảo chất lượng
– Đối tượng 1: theo quy định tuyển sinh của Bộ GD-ĐT
– Đối tượng 2, 3, 4: đạt học sinh giỏi 3 năm THPT.
Phương thức 2: Xét tuyển bằng kết quả Kỳ thi đánh giá năng lực ĐHQG TP HCM 2025
Phương thức 3: Xét tuyển bằng kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2025
Dự kiến 06 tổ hợp môn xét tuyển áp dụng cho tất cả các ngành/chuyên ngành và tất cả các phương thức đào tạo
Toán – Vật lý – Hóa học (A00)
Toán – Tiếng Anh – Vật lý (A01)
Toán – Tiếng Anh – Ngữ văn (D01)
Toán – Tiếng Anh – Hóa học (D07)
Toán – Tiếng Anh – Tin học
Toán – Tiếng Anh – Giáo dục kinh tế và pháp luật
– Môn toán môn toán là môn chính, không có sự chênh lệch điểm xét tuyển giữa các tổ hợp
– Điều kiện chung (ngưỡng đảm bảo chất lượng): dự kiến 21 điểm.
Năm 2025, Trường ĐH Kinh tế- Luật (UEL) mở mới ngành Quản lý công và 2 chuyên ngành là Quản lý chuỗi cung ứng; Logistics quốc tế (thuộc ngành kinh doanh quốc tế) và Luật Dân sự (chương trình giảng dạy bằng tiếng Anh) thuộc ngành Luật.
Các ngành/chuyên nành tuyển sinh năm 2025: