Năm 2020, Trường ĐH Ngoại thương (cơ sở TP Hồ Chí Minh) áp dụng 4 phương thức xét tuyển.
Các phương thức xét tuyển:
Phương thức 1: kết hợp chứng chỉ quốc tế và kết quả học tập 3 năm THPT
1. Chương trình đào tạo áp dụng cho các chương trình chất lượng cao giảng dạy bằng tiếng Anh bao gồm chương trình chất lượng cao chuyên ngành Kinh tế đối ngoại, Quản trị kinh doanh quốc tế, Ngân hàng và Tài chính quốc tế và chương trình Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng định hướng nghề nghiệp quốc tế.
2. Điều kiện chính nộp hồ sơ đăng ký xét tuyển:
- Là học sinh hệ chuyên, lớp chuyên Toán, Toán-Tin, Tin, Lý, Hóa, Văn và Ngoại ngữ của các trường THPT chuyên trong hệ thống giáo dục THPT toàn quốc tốt nghiệp năm 2020;
- Có điểm trung bình chung học tập của từng năm lớp 10, 11, 12 từ 8,0 trở lên,
- Có điểm trung bình chung học tập ba năm lớp 10, 11, 12 của 2 môn trong tổ hợp xét tuyển của trường, trong đó có môn Toán và một môn khác không phải là Ngoại ngữ (gồm một trong các môn Vật lý, Hóa học và Ngữ Văn) đạt từ 8.5 hoặc có chứng chỉ ACT hoặc SAT theo thông báo cụ thể của Nhà trường;
- Hạnh kiểm của từng năm lớp 10, 11, 12 từ Khá trở lên;
- Có chứng chỉ tiếng Anh quốc tế trong thời hạn đạt IELTS từ 6,5 trở lên, hoặc TOEFL PBT từ 550 trở lên, hoặc TOEFL iBT từ 90 trở lên, hoặc giải ba quốc gia môn Tiếng Anh trở lên;
3. Thời gian triển khai: Dự kiến giữa tháng 05/2020.
Phương thức 2: kết hợp chứng chỉ quốc tế và kết quả thi THPTQG năm 2020
1. Chương trình đào tạo áp dụng cho các chương trình giảng dạy bằng tiếng Anh bao gồm chương trình chất lượng cao chuyên ngành Kinh tế đối ngoại, Quản trị kinh doanh quốc tế, Ngân hàng và Tài chính quốc tế và chương trình Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng định hướng nghề nghiệp quốc tế.
2. Điều kiện chính nộp hồ sơ đăng ký xét tuyển:
- Tính đến thời điểm xét tuyển, đã tốt nghiệp THPT (hoặc tương đương).
- Có điểm trung bình chung học tập của từng năm lớp 10, 11, 12 từ 7,5 trở lên;
- Hạnh kiểm của từng năm lớp 10, 11, 12 từ Khá trở lên.
- Có chứng chỉ tiếng Anh quốc tế trong thời hạn đạt IELTS từ 6,5 trở lên, hoặc TOEFL PBT từ 550 trở lên, hoặc TOEFL iBT từ 90 trở lên, hoặc giải ba quốc gia môn Tiếng Anh trở lên;
- Có tổng điểm 02 (hai) bài/môn thi THPTQG năm 2020 (không bao gồm điểm ưu tiên xét tuyển) trong tổ hợp môn xét tuyển của trường, trong đó có môn Toán và một môn khác không phải là Ngoại ngữ (gồm một trong các môn Vật lý, Hóa học và Ngữ Văn) đạt từ điểm sàn xét tuyển của Nhà trường (dự kiến công bố điểm sàn xét tuyển ngay sau khi có kết quả thi THPTQG năm 2020).
3. Thời gian triển khai: Dự kiến giữa tháng 07/2020 (ngay sau khi có kết quả thi THPT quốc gia và trước khi thực hiện phương thức xét tuyển theo kết quả thi THPT quốc gia).
Phương thức xét tuyển 3: Xét tuyển dựa theo kết quả kỳ thi THPT quốc gia năm 2020
1. Điều kiện chính nộp hồ sơ đăng ký xét tuyển
- Tính đến thời điểm xét tuyển, đã tốt nghiệp THPT (hoặc tương đương).
- Có điểm trung bình chung học tập của từng năm lớp 10, 11, 12 từ 6,5 trở lên; Hạnh kiểm của từng năm lớp 10, 11, 12 từ Khá trở lên.
- Thí sinh sau khi trúng tuyển vào trường theo Nhóm ngành được xét tuyển vào chuyên ngành căn cứ trên thứ tự nguyện vọng ưu tiên của thí sinh và chỉ tiêu tuyển sinh của Chuyên ngành.
2. Tuyển sinh chương trình chất lượng cao: thí sinh sau khi trúng tuyển có nguyện vọng tham gia chương trình CLC giảng dạy bằng tiếng Anh có thể đăng ký xét tuyển vào chương trình chất lượng cao các chuyên ngành Kinh tế đối ngoại, Quản trị kinh doanh quốc tế, Ngân hàng và Tài chính quốc tế hoặc chương trình Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng định hướng nghề nghiệp quốc tế.
Phương thức xét tuyển 4: Xét tuyển thẳng
Theo quy định xét tuyển thẳng của Bộ Giáo dục và đào tạo và quy định của Nhà trường
Chuyên ngành và chỉ tiêu tuyển sinh hệ chính quy năm 2020:
Chỉ tiêu phương thức xét tuyển 1 và 2
Chỉ tiêu phương thức xét tuyển 3: Xét tuyển dựa theo kết quả thi THPTQG năm 2020