6 phương thức xét tuyển của Trường ĐH Quốc tế- ĐHQG TP HCM trong năm 2020:
Phương thức tuyển sinh 1: xét tuyển dựa trên kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2020 (40% – 60% tổng chỉ tiêu)
Tiêu chí: xét tổng điểm của 03 môn thi trong kỳ thi THPT Quốc Gia theo tổ hợp đăng ký xét tuyển
Đối với thí sinh đăng ký tổ hợp xét tuyển có môn Tiếng Anh, nếu thí sinh có chứng chỉ tiếng Anh IELTS Academic hoặc TOEFL iBT thì được quy đổi điểm trung bình môn Tiếng Anh trong tổ hợp xét tuyển như sau:
Phương thức tuyển sinh 2: xét tuyển học sinh giỏi của các trường THPT (Ưu tiên xét tuyển theo quy định của ĐHQG)
Tiêu chí:
- Sử dụng kết quả học tập bậc trung học phổ thông
- Xét điểm trung bình 3 năm học THPT (lớp 10, lớp 11, lớp 12) của 3 môn trong tổ hợp xét tuyển của ngành đăng ký.
Chỉ tiêu: 10% – 20% tổng chỉ tiêu tuyển sinh 2020
Phương thức tuyển sinh 3: xét tuyển thẳng, ưu tiên xét tuyển theo quy chế tuyển sinh ĐH, CĐ chính quy năm 2020 của Bộ GD-ĐT.
Tiêu chí: Thành tích của học sinh trong các kỳ thi học sinh giỏi Quốc gia và Olympic Quốc tế, môn đạt giải phù hợp với ngành học đăng ký tuyển thẳng, ưu tiên xét tuyển.
Chỉ tiêu: 1% tổng chỉ tiêu tuyển sinh 2020
Phương thức tuyển sinh 4: Xét tuyển kết hợp giữa kết quả học tập THPT và kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2020
Đối tượng xét tuyển: thí sinh học tại các trường THPT trên toàn quốc
Điều kiện đăng ký xét tuyển:
Thí sinh tốt nghiệp năm 2020.
Điểm trung bình 5 học kỳ của mỗi môn trong tổ hợp đăng ký xét tuyển ≥ 6,5 điểm và tổng điểm xét tuyển của 3 môn trong tổ hợp đăng ký ≥ 20 điểm.
Đối với thí sinh đăng ký tổ hợp xét tuyển có môn Tiếng Anh, nếu thí sinh có chứng chỉ tiếng Anh IELTS Academic hoặc TOEFL iBT thì được quy đổi điểm trung bình môn Tiếng Anh trong tổ hợp xét tuyển như sau:
Nguyên tắc xét tuyển:
- Điểm xét tuyển = (Điểm trung bình 5 học kỳ của tổ hợp môn đăng ký xét tuyển + Điểm thi THPT của tổ hợp môn đăng ký xét tuyển)/2 + Điểm ưu tiên (nếu có).
- Xét theo điểm xét tuyển từ cao xuống thấp cho đến hết chỉ tiêu từng ngành. Trường hợp nhiều thí sinh có cùng mức điểm xét tuyển, trường sẽ xét tiêu chí phụ là điểm chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế IELTS (≥ 6.0) hoặc TOEFL iBT (60 – 78) của thí sinh.
Chỉ tiêu: 10% – 15% tổng chỉ tiêu tuyển sinh 2020.
Phương thức tuyển sinh 5: xét tuyển đối với thí sinh có chứng chỉ tú tài quốc tế hoặc tốt nghiệp chương trình trung học phổ thông nước ngoài
Thí sinh có bằng tú tài quốc tế IB (International Baccalaureate) từ 20 trở lên hoặc thí sinh có chứng chỉ quốc tế của Trung tâm Khảo thí ĐH Cambridge, Anh (Cambridge International Examinations A-Level, UK; sau đây gọi tắt là chứng chỉ A-Level) từ C-A hoặc BTEC (Business & Technical Education Council, Hội đồng Giáo dục Thương mại và Kỹ thuật Anh) Level 3 Extended Diploma từ C-A.
Thí sinh theo học chương trình THPT nước ngoài và đã được cấp chứng chỉ hoặc chứng nhận tốt nghiệp THPT theo danh mục tại Phụ lục:
Thí sinh tốt nghiệp trung học phổ thông từ loại Khá trở lên và có bằng IELTS từ 5.5 trở lên hoặc TOEFL iBT từ 46 trở lên và tham gia phỏng vấn.
Thí sinh tốt nghiệp trung học phổ thông dưới loại Khá và có chứng chỉ SAT (Scholastic Assessment Test, Hoa Kỳ) từ 500 điểm (mỗi phần thi) hoặc chứng chỉ ACT (American College Testing) từ 20 điểm (thang điểm 36) trở lên và tham gia phỏng vấn.
Chỉ tiêu: 1% tổng chỉ tiêu tuyển sinh 2020
Phương thức tuyển sinh 6: xét tuyển dựa trên kết quả kỳ đánh giá năng lực của ĐHQG TP.HCM
Bài thi đánh giá các năng lực cơ bản để học đại học của thí sinh như: sử dụng ngôn ngữ, tư duy logic, phân tích số liệu, giải quyết vấn đề.
Thí sinh tham dự bài thi đánh giá năng lực của ĐHQG-HCM gồm 120 câu hỏi trắc nghiệm với thời gian làm bài là 150 phút. Điểm số tối đa của bài thi là 1.200 điểm, trong đó điểm tối đa phần Sử dụng ngôn ngữ là 400 điểm, phần Toán học, tư duy logic và phân tích số liệu là 300 điểm, phần giải quyết vấn đề là 500 điểm.
Chỉ tiêu: 20% – 50% tổng chỉ tiêu tuyển sinh 2020.
Chỉ tiêu tuyển sinh 2020
Qui ước tổ hợp các môn xét tuyển: A: Toán – Vật lý – Hóa học; A1: Toán – Vật lý – Tiếng Anh; A2: Toán – Vật lý – Sinh học; B: Toán – Hóa học – Sinh học; D1: Toán – Ngữ văn- Tiếng Anh; D7: Toán – Hóa học- Tiếng Anh.
1. Các ngành đào tạo do Trường ĐH quốc tế cấp bằng:
2. Các ngành đào tạo liên kết với Đại học nước ngoài
Các ngành đào tạo chương trình chuyển đổi tín chỉ:
- Hoàn thành 2 năm đầu tại Đại học quốc tế
- Đạt các yêu cầu về điểm trung bình tích lũy và điểm tiếng Anh của trường Đại học đối tác.
Danh sách ngành và trường tương ứng mà sinh viên có thể du học theo diện chuyển đổi tín chỉ: