• Thứ Tư, 19 tháng 02, 2025
  • 11:29 GMT +7

Bộ GD- ĐT ban hành thông tư mới về kiểm định chương trình đào tạo ĐH

Vân Anh
Tại Thông tư 04, Bộ GD- ĐT chỉ quy định những vấn đề cốt lõi như: tiêu chuẩn, mức độ đáp ứng yêu cầu tối thiểu cũng như cách đánh giá chung đối với tiêu chí, tiêu chuẩn và chương trình đào tạo, mở rộng hơn quyền của các tổ chức kiểm định.

Ngày 17/2/2025, Bộ GD- ĐT ban hành Thông tư số 04/2025/TT-BGDĐT quy định về kiểm định chương trình đào tạo trình độ ĐH (Thông tư 04) thay thế cho các Thông tư liên quan về kiểm định chương trình dào tạo ĐH hiện hành.

Một hội nghị bàn về kiểm định chất lượng giáo dục ĐH

Một hội nghị bàn về kiểm định chất lượng giáo dục ĐH

Thông tư 04 gồm 5 chương, 46 điều, được xây dựng trên cở sở cập nhật bộ tiêu chuẩn đánh giá chương trình đào tạo phiên bản 4.0 của Tổ chức bảo đảm chất lượng thuộc Tổ chức mạng lưới bảo đảm chất lựng các trường đại học ASEAN (AUN-QA) và phù hợp với điều kiện thực tiễn về giáo dục ĐH của Việt Nam. Thông tư mới bảo đảm hướng đến hội nhập quốc tế và khu vực về bảo đảm và kiểm định chất lượng, nhất là trong bối cảnh Bộ GDĐT đang xây dựng báo cáo tham chiếu Khung trình độ quốc gia của Việt Nam với Khung tham chiếu trình độ ASEAN và sửa đổi bổ sung khung trình độ quốc gia Việt Nam, thực hiện Quyết định số 78/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về bào đảm và kiểm định chất lượng giáo dục ĐH.

Thông tư 04 đã bãi bỏ các quy định tiêu chuẩn đánh giá chất lượng chương trình đào tạo một số ngành đặc thù, đào tạo từ xa tại các Thông tư trước đó do các quy định không còn phù hợp và không tương thích với cách đánh giá tiêu chí, tiêu chuẩn, chương trình đào tạo hiện hành.

Thông tư mới áp dụng quy trình kiểm định với chương trình đào tạo các trình độ của giáo dục ĐH và các chương trình đào tạo trình độ cao đẳng sư phạm. Điều chỉnh các mức đánh giá tiêu chí từ 1-7 điểm sang mức đánh giá đạt và không đạt, có các tiêu chí điều kiện bắt buộc đáp ứng mức đạt, điều chỉnh số tiêu chuẩn, tiêu chí phù hợp.

Quy trình tự đánh giá, đánh giá ngoài, thẩm định, công nhận trong Thông tư được quy định cụ thể, chi tiết từng bước để chặt chẽ, khoa học hơn, đưa những nội dung trong văn bản hướng dẫn hiện hành vào Thông tư. Trong đó, cũng đã bỏ thành viên thường trực, điều chỉnh số lượng thành viên đoàn đánh giá ngoài, quy định rỡ hơn về giám sát viên, thực tập viên của đoàn đánh giá ngoài để thuận lợi quá trình tham gia tại cơ sở giáo dục ĐH.

Thông tư mới bỏ yêu cầu xin ý kiến của Cục Quản lý chất lượng (Bộ GD- ĐT) đối với báo cáo tự đánh giá chương trình đào tạo; bổ sung nội dung định kỳ rà soát, đánh giá, bổ sung, điều chỉnh kế hoạch cải tiến chất lượng đối với chương trình đào tạo trong quy định các hoạt động cần triển khai sau khi hoàn thành báo cáo tự đánh giá.

Bổ sung chi tiết các loại hồ sơ cần lưu trữ theo các bước thực hiện quy trình tự đánh giá và đánh giá ngoài. Quy định chi tiết trách nhiệm của trưởng đoàn đánh giá ngoài và nguyên tắc làm việc của đoàn đánh giá ngoài.

So với các quy định trước đó, Thông tư 04 quy định chi tiết hơn về hoạt động của tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục, hội đồng kiểm định chất lượng giáo dục trong việc thẩm định, công nhận kết quả đánh giá.

Quy định rõ hơn trách nhiệm của cơ sở đào tạo đối với hoạt động đánh giá ngoài; bổ sung thời hạn phản hồi của cơ sở đào tạo đối với tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục trong việc đề nghị xem xét công nhận đạt tiêu chuẩn chất lượng giáo dục. Đồng thời, quy định cụ thể về chế độ báo cáo và việc cập nhật thông tin vào phần mềm quản lý hệ thống bảo đảm và kiểm định chất lượng giáo dục.

Thông tư mới đã tích hợp hướng dẫn thành phụ lục ban hành kèm theo Thông tư, qua đó tạo thuận lợi cho các bên liên quan, không làm phát sinh thêm các văn bản hướng dẫn khác và thống nhất trong việc thực hiện ở cơ sở giáo dục ĐH và các trung tâm kiểm định.

Các biểu mẫu của quy định kiểm định chương trình đào tạo ĐH cũng được rút gọn, cải tiến để phù hợp với yêu cầu thực tiễn, thuận tiện cho việc triển khai và vẫn bảo đảm đáp ứng yêu cầu của quy định hiện hành và phục vụ công tác quản lý.

Tại Thông tư 04, Bộ GD- ĐT chỉ quy định những vấn đề cốt lõi như: tiêu chuẩn, mức độ đáp ứng yêu cầu tối thiểu cũng như cách đánh giá chung đối với tiêu chí, tiêu chuẩn và chương trình đào tạo, mở rộng hơn quyền của các tổ chức kiểm định trong công tác chuyên môn trong đánh giá và đưa ra các khuyến nghị cho từng cơ sở giáo dục ĐH phù hợp để trong cải tiến chất lượng liên tục. Trong đó, các tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục được quy định chi tiết hơn về các mức đạt, không đạt yêu cầu tiêu chí, đồng thời xây dựng hướng dẫn đánh giá chi tiết giúp cơ sở đào tạo biết được thực trạng để cải tiến chất lượng chương trình đào tạo.

=> Thông tư 04

Nguồn: Bộ GD-ĐT

Tin cùng danh mục

Xem thêm
Logo Desktop

Sức khỏe

Nghiên cứu Mỹ: Loại hạt người Việt quen thuộc có thể tạo đột phá

(NLĐO) - Một loại vật liệu được mô tả là hoàn hảo, phục vụ nhiều mục đích y sinh có thể được tạo ra từ một loại hạt từ lâu đã được dùng trong Đông y.

Điểm Toán thấp so với 2 môn còn lại

Về môn Ngữ văn, trong số hơn 98.400 thí sinh tại thành phố Hồ Chí Minh, chỉ có 1 em đạt 9,5 điểm. Đây cũng là điểm thi cao nhất của môn này.

Có 20 thí sinh đạt 9,25 điểm. 197 thí sinh đạt 9 điểm. Mức điểm thí sinh đạt được nhiều nhất là 7 với 9.182 em. Với mức điểm 7,25 có 6.952 em; mức 7,5 điểm có 7.509 thí sinh. So với môn Toán và Ngoại ngữ, điểm môn Ngữ văn bị dưới 5 ít hơn với 11.396 thí sinh. 

Với thí sinh điểm thấp, chỉ có 3 thí sinh 0,25 điểm. 13 thí sinh 0,5 điểm, 21 thí sinh 0,75 điểm, 36 thí sinh 1 điểm.

Về môn Toán, trong số hơn 98.400 thí sinh thành phố Hồ Chí Minh dự thi lớp 10 năm 2024 có tới trên 55.000 em có điểm môn Toán dưới 5. Trong đó, 142 thí sinh nhận điểm 0,5 và 188 thí sinh chỉ đạt 0,75 điểm.

Thí sinh dự thi môn Toán, kỳ thi tuyển sinh lớp 10 năm 2024 tại thành phố Hồ Chí Minh. (Ảnh: Nguyễn Lành).

Theo thống kê, môn Toán có 49 thí sinh đạt 10 điểm; 31 thí sinh đạt 9,75 điểm; 132 thí sinh đạt 9,5 điểm; 123 thí sinh đạt 9,25 điểm; 276 thí sinh đạt 9 điểm.

Ngoài ra, môn Toán cũng có 123 thí sinh nhận 0,25 điểm; 142 thí sinh 0,5 điểm; 188 thí sinh 0,75 điểm; 256 thí sinh 1 điểm... Có tổng số 55.263 thí sinh bị điểm Toán dưới 5. Mức điểm thí sinh đạt được nhiều nhất là 5, với 7.150 em.

Về môn Ngoại ngữ (chủ yếu là Tiếng Anh) có 1.707 thí sinh đạt điểm 10.  Có 3.158 thí sinh đạt 9,75 điểm, 3836 thí sinh đạt 9,5 điểm. Có 3.943 thí sinh đạt điểm 9, chỉ có 2 thí sinh bị điểm 0,25. Có 4 thí sinh bị điểm 0,5 và 13 thí sinh bị điểm 0,75.

Trong gần 100.000 thí sinh dự thi chỉ có hơn 29.000 thí sinh bị điểm môn Ngoại ngữ dưới 5.

Điểm chuẩn có thể tương đương năm ngoái

Nhận định về phổ điểm, Thạc sĩ Phan Thế Hoài, giáo viên môn Ngữ Văn, Trường THPT Bình Hưng Hòa cho biết, đề thi môn Ngữ văn năm nay có dễ hơn năm ngoái một chút và điểm thi có sự phân hóa rất cao theo đặc thù bộ môn. Đề thi có độ mở cao (câu c, d) đọc hiểu, câu nghị luận xã hội và đề 2 câu nghị luận văn học.

Số lượng thí sinh có điểm yếu, kém (dưới trung bình) rất ít. Số lượng thí sinh đạt điểm nhiều nhất là 7 điểm, cho thấy việc dạy và học đã theo tinh thần của chương trình mới, mặc dù đề thi cơ bản vẫn theo chương trình 2006.

So với Ngữ Văn, Ngoại ngữ, phổ điểm môn Toán đươc cho là thấp hơn.

Đáng chú ý, thí sinh đạt điểm giỏi (trên 8) cũng không nhiều. Điều này là hiển nhiên, chỉ những học sinh khá, giỏi, thực sự có năng lực văn chương mới đạt được mức này.

Số lượng học sinh đạt từ 9 điểm cũng rất ít, cho thấy giám khảo đã đánh giá rất chính xác năng lực thí sinh. 

Nhìn chung 3 môn học đều có độ phân hóa học sinh rõ rệt. Đặc biệt, điểm Toán phân hóa tốt nhất trong 3 môn. Phổ điểm phù hợp với đặc thù môn học, phù hợp với đề thi tuyển sinh.

Từ đó, Thạc sĩ Phan Thế Hoài đưa ra nhận định điểm chuẩn tuyển sinh lớp 10 năm nay sẽ tương đương với năm ngoái.

Theo Sở Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) thành phố Hồ Chí Minh, cách tính điểm xét tuyển vào trường thường như sau: Điểm xét tuyển = Điểm thi môn Ngữ văn + Điểm thi môn Ngoại ngữ + Điểm thi môn Toán + Điểm ưu tiên (nếu có).

Điểm bài thi là tổng điểm thành phần của từng câu hỏi trong đề thi. Điểm bài thi được cho theo thang điểm từ 0 đến 10, điểm lẻ đến 0,25. Điểm cộng thêm cho đối tượng được hưởng chế độ ưu tiên tối đa không quá 3 điểm. Thí sinh trúng tuyển phải dự thi đủ cả 3 bài thi và không có bài thi nào bị điểm 0.

Căn cứ vào chỉ tiêu tuyển sinh từng trường, số lượng đăng ký các nguyện vọng và điểm xét tuyển, Sở GD-ĐT sẽ xét duyệt và công bố điểm chuẩn của từng trường theo nguyên tắc điểm chuẩn nguyện vọng 2 cao hơn điểm chuẩn nguyện vọng 1 và điểm chuẩn nguyện vọng 3 cao hơn điểm chuẩn nguyện vọng 2.

Việc trúng tuyển của học sinh sẽ căn cứ vào 3 nguyện vọng mà học sinh đã đăng kí theo thứ tự ưu tiên từ nguyện vọng 1 đến nguyện vọng 2 và cuối cùng là nguyện vọng 3. Các trường chỉ được nhận các học sinh trúng tuyển lớp 10 theo đúng danh sách mà Sở GD-ĐT đã xét duyệt.

Cách tính điểm xét tuyển vào trường chuyên, lớp chuyên như sau: Điểm xét tuyển = Điểm thi môn Ngữ văn + Điểm thi môn Ngoại ngữ + Điểm thi môn Toán + Điểm thi môn chuyên x 2 + Điểm ưu tiên (nếu có).

Cách tính điểm xét tuyển chương trình tích hợp như sau: 

Đối với học sinh có tham gia học Chương trình Tiếng Anh tích hợp cấp trung học cơ sở tại thành phố Hồ Chí Minh: Điểm xét tuyển = Điểm thi môn Ngữ văn + Điểm thi môn Ngoại ngữ + Điểm thi môn Toán + Điểm trung bình của chương trình Tiếng Anh tích hợp + Điểm ưu tiên (nếu có).

Đối với học sinh không tham gia học Chương trình Tiếng Anh tích hợp cấp trung học cơ sở tại thành phố Hồ Chí Minh: Điểm xét tuyển = Điểm thi môn Ngữ văn + Điểm thi môn Ngoại ngữ + Điểm thi môn Toán + Điểm thi môn Tiếng Anh tích hợp + Điểm ưu tiên (nếu có).

Chỉ xét tuyển đối với thí sinh được tham gia thi tuyển, đã thi đủ các bài thi quy định, không vi phạm Quy chế trong kỳ thi tuyển sinh và không có bài thi nào bị điểm 0.

Theo Nguyễn Lành/ Người đưa tin

icon-messenger
Chat ngay để nhận tư vấn
return to top