• Chủ Nhật, 13 tháng 11, 2022
  • 15:58 GMT +7

Chất lượng nhân lực trong kinh tế tư nhân còn hạn chế

Ngày 11/11, tại TP HCM diễn ra hội thảo quốc tế với chủ đề “Tài chính - Kế toán thúc đẩy kinh tế tư nhân phát triển nhanh và bền vững”.

PGS-TS Phạm Tiến Đạt

PGS-TS Phạm Tiến Đạt phát biểu tại hội thảo

Hội thảo do Trường ĐH Tài chính- Marketing phối hợp cùng Học Viện Tài chính; Trường ĐH Tài chính – Kế toán; và Trường Bồi dưỡng Cán bộ tài chính (thuộc Bộ tài chính) tổ chức.

Phát biểu khai mạc hội thảo, PGS-TS Phạm Tiến Đạt, Hiệu trưởng Trường ĐH Tài chính-Marketing, cho biết trong giai đoạn 2016-2021, khu vực kinh tế tư nhân đã đóng góp hơn 49% GDP, chiếm ưu thế so khu vực nhà nước và có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài. Tuy nhiên, trong quá trình hoạt động kinh doanh thì kinh tế tư nhân cũng còn nhiều hạn chế như: Quy mô nhỏ và siêu nhỏ chiếm tỷ trọng cao; điều kiện vay vốn khó đáp ứng nên tiếp cận vốn vay khó; năng lực cạnh tranh chưa cao, chất lượng lao động chưa tốt, trình độ khoa học công nghệ lạc hậu, trình độ quản lý theo phong cách gia đình, thiếu tính chuyên nghiệp, hiện đại.

Ông Nguyễn Đào Tùng, Chủ tịch Hội đồng Học viện Tài chính cũng đánh giá năng suất và tốc độ tăng năng suất của khu vực kinh tế tư nhân còn thấp và có nhiều hạn chế, phần lớn các doanh nghiệp khu vực này ở quy mô siêu nhỏ và nhỏ, năng lực khoa học công nghệ của các doanh nghiệp còn hạn chế, có nơi còn lạc hậu; doanh nghiệp chưa mạnh dạn đầu tư cho ứng dụng và phát triển khoa học công nghệ, nhất là công nghệ lõi, công nghệ tiên phong, dù số lượng doanh nghiệp tư nhân thành lập nhiều nhưng khả năng trụ vững và phát triển hiệu quả còn thấp: Sự gia tăng số lượng của doanh nghiệp tư nhân chưa gắn với sự đột phá về chất lượng phát triển.

PGS-TS Phan Thị Hằng Nga, phụ trách Phòng Quản lý Khoa học, Trường ĐH Tài chính- Marketing, chất lượng nguồn nhân lực trong doanh nghiệp rất quan trọng. Theo bà Nga, hiện nay các quy trình, công nghệ đã có hỗ trợ nhưng để vận hành quy trình đó, để tạo ra giá trị cho doanh nghiệp thì nguồn nhân lực phải có chất lượng.

Để đáp ứng nhu cầu của doan nghiệp, hiện nay các trường đã thay đổi chương trình đào tạo. Cụ thể như ở Trường ĐH Tài chính- Marketing, năm 2022, trường đã điều chỉnh chương trình đào tạo theo định hướng ứng dụng gắn với thực tiễn. Việc xây dựng chương trình, thẩm định chương trình đào tạo phải có sự tham gia của doanh nghiệp. Những học phần, những môn học là để đáp ứng vị trí việc làm của các doanh nghiệp, trong đó có doanh nghiệp tư nhân.

Ng. Nam/nguồn UFM

Tin cùng danh mục

Xem thêm
icon-messenger
Chat ngay để nhận tư vấn
return to top