• Thứ Ba, 19 tháng 09, 2023
  • 15:15 GMT +7

ĐHQG Hà Nội có chính sách thu hút và đào tạo sinh viên Nam Trung bộ và Nam bộ

Năm học 2023- 2024, ĐHQG Hà Nội dự kiến tiếp nhận 40 lưu học sinh Quảng Ngãi và Vĩnh Long theo học các ngành đang được đào tạo tại các trường ĐH thành viên…

Thí sinh thi tốt nghiệp THPT 2023. Ảnh minh hoạ

Giám đốc ĐHQG Hà Nội đã phê duyệt ban hành đề án thu hút và đào tạo sinh viên Nam Trung bộ và Nam bộ tại ĐHQG Hà Nội. Việc này nhằm mục tiêu thu hút đào tạo bồi dưỡng lưu học sinh các tỉnh phía Nam gồm các tỉnh Nam Bộ, các tỉnh Nam Trung bộ từ Đà Nẵng trở vào phía Nam ra học tập tại ĐHQG Hà Nội với các ngành Khoa học cơ bản và các ngành mới có nhu cầu cao.

Đề án được áp dụng đối với các chương trình đào tạo đại học và chương trình đào tạo sau đại học của các đơn vị đào tạo thành viên và trực thuộc của ĐHQG Hà Nội cho người học khu vực Nam bộ và Nam Trung bộ.

Đối với chương trình đào tạo đại học: người đã tốt nghiệp trung học phổ thông, có hộ khẩu thường trú từ 36 tháng trở lên, học 3 năm và tốt nghiệp THPT tại các tỉnh thuộc khu vực Nam Trung bộ hoặc Nam bộ, đáp ứng yêu cầu tuyển sinh của đơn vị đào tạo, có nguyện vọng học tập tại ĐHQG Hà Nội và cam kết sau khi tốt nghiệp đại học về làm việc tại địa phương;

Đối với chương trình đào tạo sau đại học: công chức, viên chức, giáo viên, giảng viên, cán bộ quản lí các doanh nghiệp hiện đang công tác tại các đơn vị đóng trên địa bàn các tỉnh trong khu vực, có bằng tốt nghiệp đại học các ngành theo đúng yêu cầu của chương trình đào tạo.

Ưu tiên xét tuyển những thí sinh thuộc diện chính sách (con thương binh, liệt sĩ, người dân tộc thiểu số, con hộ nghèo, hộ cận nghèo…) nếu có cùng mức điểm xét tuyển.

Điểm ngưỡng đảm bảo chất lượng: căn cứ tình hình thực tế hàng năm, riêng năm học 2023 – 2024: với phương thức thi THPT là 24 điểm.

Đồng thời, ứng viên phải tham dự kỳ thi phỏng vấn và viết bài luận theo yêu cầu của hội đồng tuyển sinh của đơn vị đăng ký dự thi. Thí sinh đạt điểm ngưỡng sẽ được xét tuyển theo nguyên tắc lấy điểm từ cao xuống thấp đến hết chỉ tiêu.

Theo kế hoạch, hàng năm, ĐHQG Hà Nội phối hợp với các địa phương khảo sát nhu cầu đào tạo của từng địa phương. Căn cứ nhu cầu đào tạo và khả năng của các đơn vị thành viên, ĐHQG Hà Nội xác định chỉ tiêu đào tạo từng ngành, từng trình độ để đào tạo cho các tỉnh thuộc khu vực Nam bộ và Nam Trung bộ. Đồng thời, ĐHQG Hà Nội cũng xác định quy mô đào tạo trong 6 năm thí điểm. Sau giai đoạn thí điểm, ĐHQG Hà Nội tổng kết đề án, đề xuất nhiệm vụ, giải pháp và kiến nghị giai đoạn tiếp theo.

Kinh phí đào tạo được trích từ nhiều nguồn, gồm: Kinh phí được lấy từ nguồn Ngân sách Nhà nước hàng năm; kinh phí từ nguồn ngân sách của ĐHQG Hà Nội và đơn vị đào tạo; kinh phí từ các địa phương hỗ trợ.

Thông tin chi tiết xem Tại đây

Mạnh Hà/nguồn ĐHQG Hà Nội

Tin cùng danh mục

Xem thêm
icon-messenger
Chat ngay để nhận tư vấn
return to top