• Thứ Tư, 26 tháng 09, 2018
  • 09:41 GMT +7

Khoa Công nghệ sinh học có nhiều công trình được công bố trên các tạp chí ISI/Scopus

Theo OU
Thống kê giai đoạn 2012 – 2017 cho thấy khoa Công nghệ sinh học của Trường ĐH Mở TP HCM có 18 công trình công bố trên các tạp chí ISI/Scopus. Kế hoạch công bố bài báo trên tạp chí ISI/SCI-SCIE năm 2018 của giảng viên Khoa Công nghệ Sinh học dự kiến là 15 bài

Ảnh internet
 
Tháng 2 năm 2018, Trường Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định mở Chương trình đào tạo Thạc sĩ chuyên ngành Công nghệ sinh học. Mục tiêu của chương trình là đào tạo thạc sĩ chuyên ngành Công nghệ sinh học có kiến thức sâu, rộng và tiên tiến trong sinh học và công nghệ, có những kỹ năng cần thiết và thái độ đúng đắn để phát triển nghề nghiệp trong lĩnh vực Công nghệ sinh học. Đội ngũ giảng dạy chuyên ngành đa phần là các giảng viên cơ hữu và thỉnh giảng của Khoa Công nghệ sinh học, là Khoa có thế mạnh với những thành tích đáng chú ý về nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực Công nghệ Sinh học trong những năm qua.
 
Thực hiện các đề tài nghiên cứu khoa học - công nghệ
 
Khoa Công nghệ sinh học đã thực hiện nhiều đề tài nghiên cứu các cấp: từ cấp Nhà nước (Nafosted), Bộ (GDĐT), cấp Tỉnh/Thành phố (Sở KHCN các Tỉnh/Thành phố), đến cấp Trường. Đặc biệt trong giai đoạn năm 2012-2018, Khoa có nhiều đề tài nghiên cứu có trình độ khoa học cao. Có thể kể ra các đề tài như:
 
- Khảo sát mức độ methyl hóa tại các đảo CpG thuộc vùng promoter của các nhóm gen có liên quan đến sự hình thành và phát triển của bệnh ung thư cổ tử cung.
- Khảo sát mức độ methyl hoá tại các đảo CpG thuộc vùng promoter của các gen BRCA1, p16INK4a, RASSF1A, cyclin D2 và GSTP1 trên các bệnh nhân bị ung thư vú.
- Nghiên cứu một số tính chất phân tử của ung thư vòm họng trên người bệnh Việt Nam.
- Khảo sát mức độ biểu hiện của miRNA-141 và miRNA-214 trên bệnh nhân ung thư vòm họng ở Việt Nam.
- Chức năng của miRNA-144 trong thoái hóa khớp.
- Ứng dụng kĩ thuật Real-time PCR để xác định kiểu gen, lượng virus trong máu, đặc điểm kháng thuốc điều trị trên người bệnh của Bệnh viện Đa khoa Đồng tháp và chuyển giao kỹ thuật.
- Ứng dụng kĩ thuật Real-time PCR để xác định kiểu gen, lượng virus trong máu và đặc điểm kháng thuốc điều trị của virus viêm gan B trên người bệnh của Bệnh viện Đa khoa Tây Ninh.
- Xây dựng quy trình phát hiện đồng thời nhóm vi khuẩn gây bệnh đường ruột bằng kĩ thuật PCR – RDB.
- Nghiên cứu phát hiện các kiểu gen LDLR, ApoB và PCSK9 trên bệnh nhân tăng cholestrol máu ở Việt Nam.
- Ứng dụng enzyme tái tổ hợp RHAU-RNase HI cho việc xác định cấu trúc bậc 2 của RNA.
- Development of electrochemical formate production process by employing efficient CO2 reductase.
- Tối ưu hóa các qui định marker RAPD và Isozyme trong nghiên cứu sự đa dạng di truyền của các giống dưa leo (Cucurmis sativus).
- Ứng dụng marker phân tử trong chọn dòng dưa leo mang toàn hoa cái.
- Nghiên cứu quy trình nhân nuôi và thả ong ký sinh Cotesia vestalis quản lý sâu tơ Plutella xylostella hại rau tại Thành phố Hồ Chí Minh.
- Xây dựng bộ sưu tập các dòng đơn bội của các chủng nấm Bào ngư ở Tây Nam Bộ làm cơ sở cho chọn giống.
- Host induced gene silencing in the rice blast fungus, Magnaporthe oryzae.
- Loop Mediated Isothermal Amplification (LAMP) technique for rapid detection of phytoplasmas.
 
Các đề tài này được thực hiện phối hợp với các Trường Đại học (Đại học Công nghệ Nanyang – Singapore, Đại học Kwangwoon – Seoul – Hàn Quốc, Đại Học East Anglia – UK, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên TP. HCM, Đại học Nông lâm TP. HCM, Đại học Y – Dược, TP. HCM), các Trung tâm – Viện (Trung tâm Chẩn đoán Y Khoa Medic TP.HCM, Viện Công nghệ Sinh học và Môi trường – ĐH. Nông lâm TP. HCM, Ban Quản lý Khu Nông nghiệp Công nghệ Cao TP.HCM, Chi cục Thủy sản tỉnh Ninh Thuận), các bệnh viện (Bệnh viện Bạch Mai – Hà Nội, Bệnh viện Trung ương Huế, Bệnh viện Chợ Rẫy, Bệnh viện Nhân dân 115) và đặc biệt là đã có sự phối hợp đầu tư hay nhận sản phẩm chuyển giao từ các doanh nghiệp (Công ty CP & CN Việt Á, Công ty Giống cây trồng miền Nam, Công ty Hạt giống Tân Lộc Phát, Công ty TNHH Phân hữu cơ Việt Đức – Bình Phước, Công ty CP Cao su Đồng Phú – Bình Phước).
 
Nhiều đề tài khoa học được công bố
 
Các giảng viên của Khoa Công nghệ sinh học đã có nhiều kết quả nghiên cứu được công bố khoa học trên các tạp chí có uy tín ở trong nước cũng như của quốc tế, đặc biệt tập trung vào hai hướng ứng dụng chính của Công nghệ Sinh học: CNSH Y – Dược và CNSH – Nông nghiệp. Thống kê giai đoạn 2012 – 2017 cho thấy khoa Công nghệ sinh học có 18 công trình công bố trên các tạp chí ISI/Scopus. Kế hoạch công bố bài báo trên tạp chí ISI/SCI-SCIE năm 2018 của giảng viên Khoa Công nghệ Sinh học dự kiến là 15 bài. Trong năm học 2017-2018, Khoa có 14 công trình công bố trên các tạp chí ISI/Scopus và quốc tế, 31 bài báo khoa học đăng trên các tạp chí trong nước thuộc danh mục Hội đồng Chức danh Giáo sư.
 
Hướng nghiên cứu:
 
Nghiên cứu cơ bản, có định hướng ứng dụng:
 
• CNSH Y – Dược: 
 
- Tiếp tục phát triển hướng nghiên cứu về bệnh học phân tử Ung thư.
- Tiếp tục phát triển hướng nghiên cứu về bệnh học phân tử Thoái hóa khớp.
- Tiếp tục phát triển hướng nghiên cứu về bệnh học phân tử Cao cholesterol trong máu có yếu tố gia đình. 
- Tiếp tục phát triển hướng nghiên cứu Ứng dụng cấu trúc G-quadruplex trong việc ổn định tính bền vững và hoạt tính của RNA.
- Xây dựng hướng nghiên cứu sản xuất một số enzyme tái tổ hợp: ví dụ enzyme glucose oxidase trên vi khuẩn Escherichia coli và nấm men Pichia pastoris; enzyme lipase chịu nhiệt trên vi khuẩn Escherichia coli và nấm men Pichia pastoris. 
 
• CNSH Nông nghiệp:
 
- Tiếp tục phát triển hướng nghiên cứu trên một số loài côn trùng bản địa và đánh giá khả năng phòng trừ sinh học sâu hại của chúng. 
- Tiếp tục phát triển hướng nghiên cứu các dạng biểu hiện của các enzyme phân huỷ thành tế bào thực vật của nấm gây bệnh đạo ôn trên lúa, Magnaporthe oryzae.
- Nghiên cứu ứng dụng và phát triển, triển khai công nghệ:
 
• CNSH Y – Dược: 
 
- Tiếp tục phát triển hướng nghiên cứu ứng dụng và phát triển công nghệ mới trong chẩn đoán phân tử bệnh ở người.
- Tiếp cận hướng nghiên cứu ứng dụng và phát triển các sản phẩm protein tái tổ hợp trong chẩn đoán, trị liệu bệnh ở người.
 
• CNSH Nông nghiệp: 
 
- Tiếp tục phát triển hướng nghiên cứu về vi sinh ứng dụng trong nông – lâm – ngư nghiệp. 
- Tiếp tục phát triển hướng nghiên cứu ứng dụng các marker phân tử trong chọn/tạo giống thực vật.
- Tiếp cận hướng nghiên cứu triển khai các quy trình nhân nuôi một số côn trùng bản địa và đánh giá khả năng phòng trừ sinh học sâu hại của chúng.
 
Thông tin tuyển sinh cao học Công nghệ sinh học (đợt 2)
 
- Phát nhận hồ sơ đăng ký dự thi:  đến hết ngày 09/11/2018
- Ngày dự thi: ngày 01 và 02/12/2018
- Môn thi tuyển sinh: Toán – Sinh học đại cương – Ngoại ngữ (tiếng Anh)
- Liên hệ: Khoa Sau Đại học – Trường đại học Mở TP. HCM
Phòng 210 - Số 97 Võ Văn Tần, Quận 3, TP. Hồ Chí Minh (Phòng 210)
Điện thoại: (028) 39300947 hoặc (028) 39300946
Website: http://sdh.ou.edu.vn
www.facebook.com/khoasaudaihocdhmo

Tin cùng danh mục

Xem thêm
icon-messenger
Chat ngay để nhận tư vấn
return to top