• Thứ Bảy, 26 tháng 08, 2023
  • 19:42 GMT +7

Kiểm định là gánh nặng đối với các cơ sở giáo dục đại học

Linh Thuỷ/nguồn Bộ GD-ĐT
Nguồn: Không xác định
Để kiểm định một chương trình đào tạo, trường đại học tốn khoảng 300- 400 triệu đồng. Chu kỳ kiểm định là 5 năm/lần, các trường ĐH có hàng chục chương trình đào tạo phải kiểm định.

Ông Hoàng Minh Sơn, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT

Ông Hoàng Minh Sơn, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT. Ảnh: Trường ĐHBK TP HCM

Ngày 26/8, tại TP HCM, Bộ GD-ĐT hội nghị tổng kết năm học 2022-2033, triển khai nhiệm vụ trọng tâm năm học 2023-2024 khối giáo dục đại học.

Phát biểu tại hội nghị, ông Hoàng Minh Sơn, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT, cho rằng năm học 2022-2023 là một năm giáo dục ĐH có nhiều chuyển biến tích cực. Trong đó, tự chủ ĐH đã nâng cao hiệu quả quản trị ĐH trong toàn hệ thống; công tác tuyển sinh đã được ghi nhận, đánh giá là điểm sáng của ngành giáo dục; số chương trình đào tạo được công nhận kiểm định tăng mạnh, nhất là kiểm định nước ngoài; khoa học công nghệ dần chú trọng chất lượng, thực chất. Các cơ sở giáo dục ĐH Việt Nam tiếp tục duy trì và giữ vị trí tốt trong các bảng xếp hạng uy tín quốc tế. Tuy nhiên, theo ông Sơn, giáo dục ĐH vẫn còn những khó khăn, vướng mắc, cùng những tồn tại, hạn chế như chậm kiện toàn hội đồng trường và các vị trí lãnh đạo chủ chốt ở một số cơ sở giáo dục ĐH, sự lúng túng trong phân định thẩm quyền, trách nhiệm giữa hội đồng trường và ban giám hiệu, việc một số cơ sở đào tạo vi phạm các quy định về mở ngành, tuyển sinh, liên kết đào tạo…

PGS- TS Nguyễn Thu Thuỷ, Vụ trưởng Vụ giáo dục ĐH- Bộ GD-ĐT

PGS- TS Nguyễn Thu Thuỷ, Vụ trưởng Vụ giáo dục ĐH- Bộ GD-ĐT. Ảnh: Trường ĐHBK TP HCM

PGS- TS Nguyễn Thu Thuỷ, Vụ trưởng Vụ giáo dục ĐH- Bộ GD-ĐT, cho biết công tác tuyển sinh các trình độ khác nhau của năm học 2022-2023 có sự gia tăng tích cực, nhất là ĐH chính quy. Bà Thuỷ cho biết năm nay, tổng thí sinh dự thi tốt nghiệp THPT giảm nhẹ so với năm 2022 nhưng thí sinh đăng ký xét tuyển đạt 65,90%, tăng hơn 4,56% so với năm 2022 (năm ngoái 61,34%). Với ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số, công tác tuyển sinh được thực hiện trực tuyến 100%. Số lượng nguyện vọng đăng ký vào các trường tăng đáng kể với gần 3,4 triệu nguyện vọng. Số thí sinh trúng tuyển đợt 1 trên hệ thống năm 2023 tăng 7,9% so với 2022. Tuy nhiên, tỷ lệ ảo đối với thí sinh trúng tuyển sớm vẫn cao khi chỉ có 32.2% thí sinh trúng tuyển sớm chọn đặt nguyện vọng 1, gần 68% chọn cơ hội tốt hơn ở phương thức xét điểm thi tốt nghiệp THPT… Thí sinh trúng tuyển ở nguyện vọng 1 là 49,1% số thí sinh đăng ký xét tuyển. Thí sinh trúng tuyển ở 3 nguyện vọng đầu tiên là 74,9% số thí sinh đăng ký xét tuyển. Thí sinh trúng tuyển ở 5 nguyện vọng đầu tiên là 85,1% số thí sinh đăng ký xét tuyển… Trung bình 1 thí sinh đã đủ điều kiện trúng tuyển vào 2,76 nguyện vọng; thí sinh trúng tuyển sớm chọn đăng ký NV1 đạt tỷ lệ 32.2%; số thí sinh trúng tuyển thẳng theo quy chế xác nhận nhập học ngay: 30.48%

Lãnh đạo Vụ Giáo dục Đại học đánh giá năm 2023 vẫn còn những trường có quá nhiều phương thức, phương án xét tuyển phức tạp, nhiều nơi chưa đảm bảo công bằng, phân bổ chỉ tiêu chưa hợp lý, khó khăn cho thí sinh và hệ thống. Bà khuyến cáo các trường xây dựng đề án tuyển sinh năm 2024, định hướng năm 2025. Trong đó, tránh các phương thức tuyển sinh phức tạp, rắc rối với thí sinh.

GS-TS-BS Nguyễn Hữu Tú, Hiệu trưởng Trường ĐH Y Hà Nội

GS-TS-BS Nguyễn Hữu Tú, Hiệu trưởng Trường ĐH Y Hà Nội. Ảnh: Trường ĐHBK TP HCM

Thảo luận tại hội nghị, nhiều ý kiến đề cập về tài chính đối với cơ sở giáo dục đã thực hiện tự chủ, kiểm định… GS-TS-BS Nguyễn Hữu Tú, Hiệu trưởng Trường ĐH Y Hà Nội kiến nghị Bộ GD-ĐT có chính sách hỗ trợ tài chính, nếu không sẽ rất khó trong quá trình tự chủ ĐH, đặc biệt các trường mới tự chủ.

PGS- TS Lê Quang Sơn, Phó Giám đốc ĐH Đà Nẵng đề nghị Bộ GD-ĐT cần đưa ra lộ trình kiểm định chương trình đào tạo. Chỉ riêng 1 chương trình đào tạo khi kiểm định tốn trung từ 300-400 triệu, chu kỳ kiểm định 5 năm trong khi mỗi trường thường có vài chục chương trình đào tạo. Đồng quan điểm này, TS Nguyễn Quốc Chính, Giám đốc Trung tam Khảo thí và đánh giá chất lượng đào tạo, ĐHQG TP HCM, cho rằng nên quan tâm phát triển hệ thống đánh giá chất lượng bên trong, đồng thời tăng trách nhiệm giải trình của sơ sở giáo dục… Kiểm định hiện là gánh nặng đối với các trường. Nên chăng, cơ sở giáo dục nào có hệ thống đánh giá chất lượng bên trong mạnh thì được công nhận và không cần đánh giá ngoài.

Linh Thuỷ/nguồn Bộ GD-ĐT

Tin cùng danh mục

Xem thêm
icon-messenger
Chat ngay để nhận tư vấn
return to top