• Thứ Bảy, 12 tháng 08, 2023
  • 20:43 GMT +7

Nhân lực ngành Bất động sản đa số là tay ngang

Thuỳ Linh/nguồn Hiệp hội BĐS VN
Đa số những người làm trong lĩnh vực bất động sản vào nghề dạng tay ngang, nghề dạy nghề nởi nguồn cung lao động mới chỉ đáp ứng được khoảng 40% nhu cầu của các doanh nghiêp,

Nguồn cung nhân lực mới đáp ứng được 30-40% nhu cầu doanh nghiệp

Các doanh nghiệp cho biết nguồn cung nhân lực mới đáp ứng được 30-40% nhu cầu

Chiều 12/8, tại TP HCM, Hiệp hội Bất động sản Việt Nam (VNREA) tổ chức diễn đàn “Nguồn nhân lực Bất động sản Việt Nam 2023-2024” với sự tham gia của đại diện các doanh nghiệp bất động sản, các cơ sở đào tạo về lĩnh vực bất động sản.

Tại đây, các diễn giả, nhà khoa học, giảng viên, doanh nghiệp bất động sản đa cùng trao đổi và thảo luận về các nội dung chính về thực trạng nguồn nhân lực bất động sản Việt Nam; nhu cầu tuyển dụng và yêu cầu năng lực trong ngành bất động sản, thực tế tại doanh nghiệp; giải pháp phát triển và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực ngành bất động sản Việt Nam đáp ứng yêu cầu hội nhập và phát triển bền vững.

Ông Lê Nhật Thanh, Giám đốc Vận hành An Gia Group, cho biết thị trường bất động sản (BĐS) Việt Nam ngày càng phát triển, nhu cầu sở hữu bất động sản của người dân ngày càng nhiều… việc này đặt ra yêu cầu là làm sao có đội ngũ nhân sự chuyên nghiệp từ đầu tư, thiết kế sản phẩm, kinh doanh bán hàng, quản lý khai thác bất động sản…. Tuy nhiên, nguồn nhân lực bất động sản chỉ đáp ứng được 30-40% nhu cầu của doanh nghiệp. Phần lớn nhân sự làm việc trong ngành BĐS đang được đào tạo tự phát, không có sự xâu chuỗi, bài bản, nghề truyền nghề, thiếu kiến thức pháp luật – xã hội.

Cũng bàn về nguồn nhân lực, Tiến sĩ Phan Hữu Thắng, Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản công nghiệp, Nguyên Cục trưởng Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch - Đầu tư), chất lương nguồn nhân lực đang là vấn đề của nhiều lĩnh vực ngành nghề, trong đó BĐS không phải ngoại lệ. Chẳng hạn lực lượng làm moi giới, nhiều người không hiểu biết gì, chỉ nhìn vào cái lợi trước mắt mà gây phiền hà cho người khác.

Ông Đặng Đình Toàn, Chủ tịch Công ty cổ phần Bất động sản VieTera cũng cho biết nguồn nhân lực có chất lượng rất khan hiếm. Để đánh giá một nhà môi giới chuyên nghiệp, thứ nhất là họ phải nghiêm túc theo đuổi đến cùng, thứ hai là đầu tư về đạo đức, tầm nhìn dài hạn, sau cùng là rèn giũa, phát triển bản thân.

Bà Mai Thị Hồng Quyên, Giám đốc Kinh doanh SunProperty khu vực miền Nam, cho biết nhân sự trong lĩnh vực BĐS không chỉ là môi giới bán hàng, mà còn là quy trình từ khi còn manh nha sản phẩm trên giấy là cần phải có nguồn lực, đó là một chuỗi khép kín. Bà đánh giá việc đào tạo nhân lực ngành BĐS ở các trường ĐH là ổn nhưng vãn thiếu sự trải nghiệm.

Phía các đơn vị đào tạo cho rằng doanh nghiệp cần tham gia vào công tác đào tạo để có nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu

Phía các đơn vị đào tạo cho rằng doanh nghiệp cần tham gia vào công tác đào tạo để có nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu

Nguồn nhân lực lĩnh vực BĐS chủ yếu làm tay ngang, chưa chuyên nghiệp được ông Nguyễn Đức Lập, Viện Trưởng Viện Nghiên cứu và Đào tạo Bất động sản cho là quy định pháp luật trong hoạt động ngành nghề kinh doanh BĐS gần như không có rào cản nào để gia nhập ngành, cho nên cứ hễ thị trường sốt lên là người người gia nhập thị trường. Trong quy trình bất động sản, dịch vụ môi giới chỉ là ngách rất nhỏ nhưng nó hiện diện nhiều trên thị trường. Trong năm 2019, thị trường có 300.000 môi giới nhưng chỉ 10% có chứng chỉ hành nghề. Hiện nay, môi giới gia nhập tự do, không cần học. Rất nhiều tổ chức chỉ cần nhan sự có chứng chỉ để hợp thức hóa chứ không yêu cầu gì gắt gao, dẫn đến phát sinh thị trường thiếu minh bạch.

Bàn về công tác đào tạo, TS Trần Đình Lý, Phó Hiệu trưởng ĐH Nông Lâm TP HCM cũng cho rằng thị trường đang thiếu nguồn nhân lực. Riêng khía cạnh nguồn nhân lực còn yếu, ông cho rằng nhân lực hiện nay yếu vì họ là tay ngang, chứ không phải không có những trường đào tạo bài bản. Hiện nay, có khoảng 20 trường đào tạo ngành này. Trường ĐH Nông lâm TP HCM đã có 20 năm đào tạo về quản lý đất đai, địa chính, quản lý đô thị… không chỉ cung cấp nguồn nhân lực trong nước mà còn cả quốc tế. “Bất động sản là một hệ sinh thái rất rộng, do đó cần phải phát triển nguồn nhân lực thật mạnh để đáp ứng”- TS Trần Đình Lý, đề nghị.

PGS- TS Lưu Bích Ngọc, Chánh Văn phòng Hội đồng Quốc gia Giáo dục và Phát triển nhân lực cho biết nhân lực trong BĐS phải tiếp cận kỹ năng, kiến thức chuyên ngành, liên ngành rất nhiều như kiến thức về marketing, thẩm định giá,… Bà đề nghị phải có bản đồ về nhân lực, phải xem xét chuyên ngành nào tạo nên nguồn nhân lực bất động sản trong tương lai phù hợp. Bà cũng cho rằng phải tập trung hướng nghiệp sau THCS. Áp lực này đổ lên vai các giáo viên, nhưng hướng nghiệp cần sự tham gia của các doanh nghiệp, đến từ các tổ chức, bằng kinh nghiệm, bằng sự chia sẻ, tâm huyết, thì thế hệ học sinh sẽ nhìn thấy rõ câu chuyện thực tế của ngành và có sự học hỏi nghiêm túc hơn.

Tại diễn đàn, ý kiến của các chuyên gia đều nhấn mạnh rằng ngành bất động sản đào thảo rất nhanh nhưng chúng ta chưa có cái nhìn nghiêm túc đối với nghề. Để đào tạo được nguồn nhân lực chất lượng, chuyên nghiệp, hiểu đúng về bất động sản cần sự bắt tay của doanh nghiệp với cơ sở đào tạo. Thậm chí các doanh nghiệp BĐS cũng nên có sự đặt hàng, để nhận được đội ngũ nhân lực tốt hơn như nhiều ngành nghề khác đang làm.

Tin cùng danh mục

Xem thêm
icon-messenger
Chat ngay để nhận tư vấn
return to top