• Thứ Hai, 23 tháng 12, 2024
  • 07:38 GMT +7

Bánh gạo Synbiotic dành giải đặc biệt cuộc thi về ngành thực phẩm

Lê Vũ
Đổi mới và phát triển thực phẩm là cuộc thi tìm kiếm các giải pháp về thực phẩm tốt cho sức khoẻ, giải quyết vấn đề an ninh lương thực và giải quyết thách thức từ doanh nghiệp.

HUIT

Trao giải đặc biệt cho Đội Hoa Gạo RS với đề tài Bánh gạo Synbiotic.

Vòng chung kết cuộc thi Ngày 21/12, Food Innovation and Development (FID) do Trường ĐH Công Thương TP HCM (HUIT) phối hợp cùng Hội Khoa học và Công nghệ Lương thực - Thực phẩm Việt Nam (VAFoST), Trung tâm hỗ trợ khởi nghiệp sáng tạo Quốc gia (NSSC), Next Challenge Foundation (Hàn Quốc) và BambuUP tổ chức đã diễn ra ngày 21/12.

Với chủ đề “The Future of Food - Tương lai ngành thực phẩm”, cuộc thi năm nay thu hút 486 sinh viên, học sinh của 27 trường ĐH, CĐ, THPT trên cả nước tham gia với 122 đề tài/dự án đến từ ở 3 bảng thi: (1) Health-Focus | Các sản phẩm tốt cho sức khỏe; (2) Food Security & Social Impact | Các sản phẩm tạo tác động tích cực cho cộng đồng/giải quyết vấn đề an ninh lương thực; (3) Problem Solving Innovation | Các sản phẩm giải quyết thách thức từ doanh nghiệp.

Chung cuộc, ban tổ chức cuộc thu đã chọn được các đội thi đoạt giải. Cụ thể:

Ở Bảng thi 1 – Health Focus | Các sản phẩm tốt cho sức khỏe:

- Giải Nhất: đội Hoa Gạo RS với đề tài Bánh gạo Synbiotic đến từ Trường ĐH Công Thương TP HCM.

- Giải Nhì: đội Neca với đề tài Phát triển đồ uống không cồn và bánh lên men từ gạo nếp cẩm Việt Nam đến từ Đại học Bách khoa Hà Nội.

- Giải Ba: đội Nano Spihitech với đề tài Nghiên cứu đa dạng hóa sản phẩm tảo xoắn Spirulina từ quy trình nuôi tảo xoắn đến từ Trường Đại học Yersin Đà Lạt.

- 3 Giải Khuyến khích: Đội Astaboost với đề tài Nghiên cứu sản xuất sản phẩm sữa chua bổ sung astaxanthin; Đội Winie với đề tài Low Carb Noodles - Mì sợi giàu tinh bột kháng từ tinh bột hạt mít đến từ Trường ĐH Công Thương TP HCM; và Đội Cỏ bốn lá với đề tài Đa dạng hóa các sản phẩm từ đế nấm đông trùng hạ thảo (Ophiocordyceps sinensis) đến từ Trường ĐH Tiền Giang

Bảng thi 2: Food Security & Social Impact | Các sản phẩm tạo tác động tích cực cho cộng đồng/giải quyết vấn đề an ninh lương thực

- Giải Nhất: đội FIKA với đề tài Ứng dụng dung môi eutectic sâu vào sản xuất chitosan từ vỏ lột xác tôm đến từ Trường ĐH Công Thương TP HCM.

- Giải Nhì: đội CashewDairy với đề tài Pho mát tươi hybrid thực vật - Lựa chọn xanh sống an lành chung tay phát triển bền vững đến từ Đại học Bách khoa Hà Nội và Trường THPT chuyên Hà Nội – Amsterdam.

- Giải Ba: đội Amomum EOS với đề tài Nghiên cứu chế phẩm bảo quản thịt lợn tươi từ tinh dầu thảo quả đến từ Trường ĐH Nông Lâm Thái Nguyên.

Giải Khuyến khích: Đội ChocoRang với đề tài Tận dụng hạt bơ phụ phẩm trong việc phát triển sản phẩm Sô cô la đến từ Trường ĐH Cần Thơ; Đội ECO SNACK với đề tài Eco Snack vỏ sầu riêng đến từ Trường ĐJ Công Thương TP HCM; Đội PUNT với đề tài Màng bọc thực phẩm phân hủy sinh học từ BC Kombucha chứa các hợp chất kháng khuẩn từ lá bàng kết hợp với anthocyanin từ vỏ khoai lang tím đến từ Trường ĐH Bách khoa Đà Nẵng.

Bảng thi 3: Problem Solving Innovation | Các sản phẩm giải quyết thách thức từ doanh nghiệp

- Giải Sự lựa chọn của BFC (đầu bài đặt hàng của Công ty Cổ phần Công nghệ phẩm Ba Đình): đội Hoa Gạo với đề tài Bánh Mochi Prebiotics đến từ Trường ĐH Công Thương TP HCM 

- Giải Sự lựa chọn của GG (đầu bài đặt hàng của Công ty Cổ phần GroupG Asia Pacific): đội Crikara pro với đề tài Nghiên cứu quy trình sản xuất thanh năng lượng từ bã đậu nành và đạm dế đến từ Trường ĐH Công nghệ Sài Gòn

- Giải Sự lựa chọn của AIG (đầu bài đặt hàng của Tập đoàn nguyên liệu thực phẩm Á Châu AIG): đội Green Choice với đề tài Green Choice – The Green Journey From Waste To Sustainable Value – Bộ sản phẩm tuần hoàn từ sầu riêng đến từ Trường ĐH Nguyễn Tất Thành.

Ngoài ra, ban tổ chức cũng trao giải Gian hàng thực tế ảo được bình chọn nhiều nhất cho đội Hoa Gạo RS (Trường ĐH Công Thương TP HCM); giải Gian hàng trưng bày ấn tượng nhất cho đội ChocoRang (Trường ĐH Cần Thơ); giải Thuyết trình sáng tạo cho đội ECO-FIBER (Trường ĐH Yersin Đà Lạt); giải Ý tưởng độc đáo cho đội Hobime (trường Trường ĐH Nông Lâm Thái Nguyên).

Từ các giải của 3 bảng thi, đội Hoa Gạo RS với đề tài Bánh gạo Synbiotic đến từ Trường ĐH Công Thương TP HCM xuất sắc đành giải đặc biệt.

Theo cơ cầu giải của ban tổ chức, cuộc thi có 1 giải đặc biệt trị giá 50 triệu đồng dành cho đội thi xuất sắc nhất. Ngoài ra, từng bảng thi cũng có các giải nhất, nhì, ba và khuyến khích. Cụ thể:

- Bảng 1 “Health-Focus | Các sản phẩm tốt cho sức khỏe”: trao 01 giải nhất (trị giá 25 triệu đồng), 01 giải nhì (trị giá 15 triệu đồng), 01 giải ba (trị giá 10 triệu đồng), 3 giải khuyến khích (mỗi giải trị giá 5 triệu đồng).

- Bảng 2 “Food Security & Social Impact | Các sản phẩm tạo tác động tích cực cho cộng đồng/giải quyết vấn đề an ninh lương thực”: trao 01 giải nhất (trị giá 25 triệu đồng), 01 giải nhì (trị giá 15 triệu đồng), 01 giải ba (trị giá 10 triệu đồng), 3 giải khuyến khích (mỗi giải trị giá 5 triệu đồng).

- Bảng 3 “Problem Solving Innovation | Các sản phẩm giải quyết thách thức từ doanh nghiệp”: 03 giải “LỰA CHỌN CỦA DOANH NGHIỆP” – Giải thưởng dành cho giải pháp tối ưu đối với từng đề bài mà doanh nghiệp đặt hàng (03 giải, mỗi giải trị giá 20 triệu đồng).

- 01 giải Gian hàng thực tế ảo được bình chọn nhiều nhất (trị giá 3 triệu đồng).

- 01 giải Gian hàng trưng bày ấn tượng nhất (trị giá 3 triệu đồng).

- 01 giải Thuyết trình sáng tạo (trị giá 3 triệu đồng).

- 01 giải Ý tưởng độc đáo nhất (trị giá 3 triệu đồng).Diễn ra từ tháng 6/2024 đến tháng 12/2024,  cuộc thi đã Mục tiêu của cuộc thi là nâng cao năng lực đổi mới sáng tạo của sinh viên, học sinh Việt Nam trong lĩnh vực công nghệ thực phẩm và các ngành liên quan trong chuỗi giá trị ngành thực phẩm.

Nguồn: HUIT

Tin cùng danh mục

Xem thêm
icon-messenger
Chat ngay để nhận tư vấn
return to top