1. Ngành đào tạo:
2. Hình thức, thời gian và địa điểm đào tạo:
- Hình thức đào tạo: chính quy.
- Thời gian đào tạo: từ 1,5 đến 02 năm.
- Địa điểm đào tạo: tại các cơ sở của Trường Đại học Công Thương TP.HCM.
3. Đối tượng dự tuyển:
- Công dân Việt Nam.
- Công dân nước ngoài.
4. Phương thức tuyển sinh:
Xét tuyển theo các tiêu chí:
- Thí sinh thuộc đối tượng ưu tiên quy định tại mục 6.1 của thông báo này.
- Ưu tiên thí sinh có điểm trung bình tích lũy của bậc đại học từ cao xuống đến khi hết chỉ tiêu;
- Trong trường hợp số thí sinh bằng điểm trung bình tích lũy của bậc đại học cao hơn số chỉ tiêu tuyển sinh, ưu tiên xét tuyển theo tiêu chí thâm niên công tác trong lĩnh vực liên quan đến ngành học (căn cứ theo hợp đồng lao động, thời gian đóng bảo hiểm xã hội hoặc xác nhận của đơn vị công tác). Thí sinh có thâm niên cao hơn sẽ trúng tuyển.
- Trường hợp có nhiều thí sinh cùng thâm niên, ưu tiên thí sinh nữ theo Khoản 4, Điều 16 Nghị định số 48/2009/NĐ-CP ngày 19/05/2009 về các biện pháp đảm bảo bình đẳng giới.
5. Điều kiện dự tuyển:
5.1. Đối với thí sinh dự tuyển là người Việt nam:
a) Về văn bằng:
Thí sinh dự tuyển phải đáp ứng một trong các điều kiện sau:
- Thí sinh đã tốt nghiệp đại học hoặc đã đủ điều kiện công nhận tốt nghiệp đại học (hoặc trình độ tương đương trở lên) ngành phù hợp với ngành, chuyên ngành đăng ký dự tuyển đào tạo trình độ thạc sĩ của Trường (quy định cụ thể tại Phụ lục 1 đính kèm Thông báo); đối với chương trình định hướng nghiên cứu yêu cầu hạng tốt nghiệp từ khá trở lên hoặc có công bố khoa học liên quan đến lĩnh vực sẽ học tập, nghiên cứu.
- Thí sinh đã tốt nghiệp đại học hoặc đã đủ điều kiện công nhận tốt nghiệp đại học (hoặc trình độ tương đương trở lên) các ngành chưa phù hợp với ngành, chuyên ngành đăng ký dự tuyển đào tạo trình độ thạc sĩ, đã hoàn thành học bổ sung kiến thức trước khi dự tuyển theo quy định tuyển sinh và đào tạo trình độ thạc sĩ của Trường (quy định cụ thể tại Phụ lục 1 đính kèm Thông báo).
- Đáp ứng các yêu cầu khác của chuẩn chương trình đào tạo do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành và theo quy định chương trình đào tạo của trường.
b) Về ngoại ngữ:
Thí sinh dự tuyển phải đáp ứng một trong các yêu cầu sau:
- Bằng tốt nghiệp trình độ đại học trở lên ngành ngôn ngữ nước ngoài; hoặc bằng tốt nghiệp trình độ đại học trở lên mà chương trình được thực hiện chủ yếu bằng ngôn ngữ nước ngoài.
- Bằng tốt nghiệp trình độ đại học trở lên do Nhà trường cấp trong thời gian không quá 02 năm mà chuẩn đầu ra của chương trình đã đáp ứng yêu cầu ngoại ngữ đạt trình độ Bậc 3 trở lên theo khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam.
- Một trong các văn bằng hoặc chứng chỉ ngoại ngữ đạt trình độ tương đương Bậc 3 trở lên theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam hoặc các chứng chỉ tương đương khác do Bộ Giáo dục và Đào tạo công bố, còn hiệu lực tính đến ngày đăng ký dự tuyển (Phụ lục 2). Sau khi nhận được văn bằng hoặc chứng chỉ, Trường Đại học Công Thương Thành phố Hồ Chí Minh sẽ thẩm định để đảm bảo tính xác thực.
c) Các điều kiện khác:
Thí sinh dự tuyển phải có:
- Lý lịch bản thân rõ ràng, cam kết không bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
- Cam kết thực hiện nghĩa vụ tài chính đối với quá trình đào tạo theo quy định của Trường.
- Nộp hồ sơ đầy đủ, đúng hạn theo quy định của Trường.
- Đối với người dự tuyển thuộc diện chính sách ưu tiên phải có đủ hồ sơ theo quy định tại mục 6.1 của Thông báo này.
5.2. Đối với thí sinh dự tuyển là người Nước ngoài:
- Các thí sinh dự tuyển là người nước ngoài phải thỏa mãn các điều kiện theo quy định với thí sinh là người Việt Nam tại mục 5.1 nêu trên.
- Các thí sinh dự tuyển là người nước ngoài nếu đăng ký theo học các chương trình thạc sĩ bằng tiếng Việt phải đạt trình độ từ Bậc 4 trở lên theo khung năng lực tiếng Việt được quy định tại thông tư số 17/2015/TT-BGDĐT ngày 01/9/2015 của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
- Việc xác định chuyên ngành đối với thí sinh là người nước ngoài sẽ đối chiếu các môn học có tên gọi giống hoặc tương đương để xác định chuyên ngành hoặc môn chuyển đổi.
6. Đối tượng và chính sách ưu tiên:
6.1. Đối tượng ưu tiên:
a) Người có thời gian công tác liên tục từ 2 năm trở lên (tính đến ngày hết hạn nộp hồ sơ đăng ký dự tuyển) tại các địa phương được quy định là Khu vực 1 trong Quy chế tuyển sinh đại học, cao đẳng hệ chính quy hiện hành. Trong trường hợp này, thí sinh phải có quyết định tiếp nhận công tác hoặc điều động, biệt phái công tác của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền.
b) Thương binh, người hưởng chính sách như thương binh.
c) Con liệt sĩ.
d) Anh hùng lực lượng vũ trang, anh hùng lao động.
e) Người dân tộc thiểu số có hộ khẩu thường trú từ 2 năm trở lên ở địa phương được quy định là Khu vực 1 trong Quy chế tuyển sinh đại học, cao đẳng hệ chính quy hiện hành.
f) Con đẻ của người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học, được ủy ban nhân dân cấp tỉnh công nhận bị dị dạng, dị tật, suy giảm khả năng tự lực trong sinh hoạt, học tập do hậu quả của chất độc hóa học.
Các loại giấy tờ cần có để hưởng chính sách ưu tiên:
- Bản sao (có công chứng) thẻ thương binh/bệnh binh hoặc các loại giấy tờ có liên quan (đối với đối tượng quy định ở điểm b, c, e, f mục 6.1).
- Bản sao (có công chứng) CMND/CCCD, hộ khẩu và xác nhận của xã/phường nơi cư trú (đối với đối tượng quy định tại điểm d mục 6.1).
- Hợp đồng lao động (có công chứng), quyết định tiếp nhận hoặc điều động công tác của cấp có thẩm quyền và xác nhận cũa UBND phường/xã về việc cơ quan đó đóng trên địa bàn được ưu tiên (đối với đối tượng quy định tại điểm a mục 6.1).
6.2. Mức ưu tiên:
Người dự tuyển thuộc đối tượng ưu tiên được ưu tiên xét tuyển theo thứ tự ưu tiên như tại mục 4 của thông báo này.
7. Hồ sơ, cách thức đăng ký và thời gian nhận hồ sơ:
7.1. Hồ sơ tuyển sinh gồm có:
- Phiếu đăng ký dự tuyển trình độ thạc sĩ Xem tại đây.
- Sơ yếu lý lịch có xác nhận của địa phương hoặc cơ quan công tác Xem tại đây
- Giấy chứng nhận đủ sức khỏe để học tập của cơ sở y tế có thẩm quyền trong thời gian không quá 6 tháng.
- 01 Bản sao y công chứng CMND/CCCD;
- 01 Bản sao y công chứng bằng đại học + 01 bản sao y công chứngbảng điểm (Nếu thí sinh học liên thông đại học thì cần nộp cả bằng tốt nghiệp + bảng điểm cao đẳng/trung cấp/liên thông).
- 01 Bản sao y công chứng văn bằng/chứng chỉ ngoại ngữ.
- 01 Giấy xác nhận thâm niên công tác tại đơn vị (nếu có).
- 01 Giấy chứng nhận, bảng điểm các môn học bổ túc kiến thức (nếu có).
Trường hợp văn bằng tốt nghiệp đại học và bảng điểm do cơ sở đào tạo nước ngoài cấp phải được công chứng tiếng Việt và nộp kèm theo văn bản công nhận của Cục Quản lý chất lượng (thông tin về đăng ký công nhận văn bằng do nước ngoài cấp xem tại https://naric.edu.vn, mục Hướng dẫn quy trình công nhận văn bằng do cơ sở giáo dục nước ngoài cấp).
7.2. Cách thức đăng ký hồ sơ:
Nộp trực tiếp tại phòng Quản lý Sau đại học (Phòng D102), Trường Đại học Công Thương TP. Hồ Chí Minh.
7.3. Thời gian nhận hồ sơ, công bố kết quả xét tuyển và nhập học:
8. Lệ phí xét tuyển và học phí:
8.1. Lệ phí xét tuyển:
- Lệ phí xét tuyển: 2.000.000 đồng/thí sinh.
- Hình thức nộp: trực tiếp hoặc chuyển khoản.
- Thí sinh nộp lệ phí trực tiếp tại phòng Kế hoạch – Tài chính (nhà C) của Trường đại học Công Thương TPHCM hoặc chuyển khoản: Trường ĐH Công Thương TPHCM – STK: 0016107779797979 ngân hàng Phương Đông (OCB), PGD Tân Phú – Nội dung: Họ và tên + tên ngành đăng ký xét tuyển (viết tắt) + đợt xét tuyển. Ví dụ: Nguyen Van A_ThS CNTT_2024D2
8.2. Học phí và chính sách khuyến khích học tập dành cho cựu sinh viên Trường:
- Học phí: 1.000.000 đồng/1 tín chỉ, toàn khóa học gồm 60 tín chỉ.
- Nếu thí sinh nộp hồ sơ xét tuyển là cựu sinh viên của trường thì Nhà trường có chính sách giảm học phí như sau:
+ Thí sinh tốt nghiệp bậc đại học xếp loại Giỏi trở lên: giảm 50% học phí từng học kì.
+ Thí sinh tốt nghiệp bậc đại học xếp loại Khá: giảm 30% học phí từng học kì.
+ Thí sinh tốt nghiệp bậc đại học xếp loại Trung bình: giảm 25% học phí từng học kì.
Lưu ý: Không hoàn trả lại hồ sơ và lệ phí cho người dự tuyển.
Xem chi tiết TẠI ĐÂY