• Thứ Năm, 16 tháng 01, 2020
  • 07:52 GMT +7

Trường ĐH Kinh tế TP HCM tuyển sinh thạc sĩ đợt 1 năm 2020

Quỳnh Anh
Trường ĐH Kinh tế TP HCM vừa có thông báo tuyển sinh đào tạo trình độ thạc sĩ đợt 1 năm 2020.
Chuyên ngành đào tạo:
 
- Quản trị kinh doanh 
                     
- Tài chính công
 
- Kinh doanh thương mại 
               
- Kế toán

- Kinh doanh quốc tế       
                 
- Quản lý công

- Tài chính   
                                     
- Luật kinh tế

- Ngân hàng                                       
 
Hình thức và thời gian đào tạo:
 
- Hình thức không tập trung: thời gian đào tạo 02 năm; học vào các buổi tối trong tuần hoặc học thứ Bảy, Chủ nhật hàng tuần.
 
Điều kiện dự thi và phương pháp tuyển chọn:
 
- Điều kiện dự thi: thí sinh dự thi tuyển sinh đào tạo trình độ thạc sĩ là công dân Việt Nam có lý lịch bản thân rõ ràng, hiện không bị truy cứu trách nhiệm hình sự, có đủ các điều kiện sau đây:

- Điều kiện văn bằng
 
* Đối với thí sinh dự thi chuyên ngành Luật kinh tế phải có bằng tốt nghiệp đại học khối ngành luật.
 
* Đối với thí sinh dự thi chuyên ngành Quản lý công phải có bằng tốt nghiệp đại học ngành Hành chính công, Quản lý nhà nước, các ngành kinh tế, kinh doanh và quản lý.
 
* Đối với thí sinh dự thi chuyên ngành Công nghệ thiết kế thông tin và truyền thông phải có bằng tốt nghiệp đại học khối ngành Hệ thống thông tin quản lý; nếu không thuộc khối ngành Hệ thống thông tin quản lý phải học bổ sung kiến thức theo quy định của Trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh.
 
* Đối với thi sính dự thi vào khối ngành kinh tế, kinh doanh và quản lý phải có bằng tốt nghiệp đại học các ngành kinh tế, kinh doanh và quản lý; nếu không thuộc khối ngành kinh tế, kinh doanh và quản lý phải học bổ sung kiến thức theo quy định của Trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh.
 
* Các văn bằng tốt nghiệp đại học và bảng điểm do cơ sở đào tạo nước ngoài cấp phải được công chứng tiếng Việt và nộp kèm theo văn bản công nhận của Cục Quản lý chất lượng (thông tin về đăng ký công nhận văn bằng do nước ngoài cấp xem tại https://naric.edu.vn, mục Hướng dẫn quy trình CNVB do cơ sở giáo dục nước ngoài cấp).
 
- Thâm niên công tác
 
Thí sinh tốt nghiệp đại học ngành luật, kinh tế, kinh doanh và quản lý đúng ngành được dự thi ngay. Các trường hợp khác được dự thi khối ngành kinh tế, kinh doanh và quản lý phải có tối thiếu 2 năm kinh nghiệm quản lý sau khi tốt nghiệp đại học (kể từ ngày ký quyết định công nhận tốt nghiệp đến ngày dự thi).
 
- Điều kiện sức khỏe: Có đủ sức khỏe để học tập.
 
- Môn thi tuyển và ngày thi tuyển:
 
Thí sinh dự thi tuyển sinh đào tạo trình độ thạc sĩ chuyên ngành Quản trị kinh doanh sẽ thi 3 môn: Anh văn, kiểm tra năng lực dạng GMAT, Quản trị học (môn chủ chốt).
 
Thí sinh dự thi tuyển sinh đào tạo trình độ thạc sĩ chuyên ngành Kinh doanh thương mại sẽ thi 3 môn: Anh văn, kiểm tra năng lực dạng GMAT, Marketing căn bản (môn chủ chốt).
 
Thí sinh dự thi tuyển sinh đào tạo trình độ thạc sĩ chuyên ngành Kinh doanh quốc tế sẽ thi 3 môn: Anh văn, kiểm tra năng lực dạng GMAT, Kinh doanh quốc tế (môn chủ chốt).
 
Thí sinh dự thi tuyển sinh đào tạo trình độ thạc sĩ chuyên ngành Tài chính sẽ thi 3 môn: Anh văn, kiểm tra năng lực dạng GMAT, Lý thuyết tài chính (môn chủ chốt).
 
Thí sinh dự thi tuyển sinh đào tạo trình độ thạc sĩ chuyên ngành Ngân hàng sẽ thi 3 môn: Anh văn, kiểm tra năng lực dạng GMAT, Ngân hàng và các định chế tài chính (môn chủ chốt).
 
Thí sinh dự thi tuyển sinh đào tạo trình độ thạc sĩ chuyên ngành Tài chính công sẽ thi 3 môn: Anh văn, kiểm tra năng lực dạng GMAT, Nguyên lý tài chính - ngân hàng (môn chủ chốt).
 
Thí sinh dự thi tuyển sinh đào tạo trình độ thạc sĩ chuyên ngành Kế toán sẽ thi 3 môn: Anh văn, kiểm tra năng lực dạng GMAT, Nguyên lý kế toán (môn chủ chốt).
 
Thí sinh dự thi tuyển sinh đào tạo trình độ thạc sĩ chuyên ngành Quản lý công, sẽ thi 3 môn: Anh văn, kiểm tra năng lực dạng GMAT, Quản trị các tổ chức công (môn chủ chốt).
 
Thí sinh dự thi tuyển sinh đào tạo trình độ thạc sĩ chuyên ngành Luật kinh tế sẽ thi 3 môn: Anh văn, Luật dân sự, Luật thương mại (môn chủ chốt).
 
Dự kiến ngày thi tuyển: 21 và 22 tháng 3 năm 2020
 
- Về chỉ tiêu tuyển sinh: Chỉ tiêu cụ thể cho mỗi ngành sẽ thông báo cụ thể sau.
 
- Điều kiện được miễn thi Ngoại ngữ
 
* Thí sinh được miễn thi môn ngoại ngữ trong kỳ thi tuyển sinh đào tạo trình độ thạc sĩ năm 2020 khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
 
a) Có bằng tốt nghiệp đại học, thạc sĩ, tiến sĩ được đào tạo toàn thời gian ở nước ngoài, được cơ quan có thẩm quyền công nhận văn bằng theo quy định hiện hành;
 
b) Có bằng tốt nghiệp đại học chương trình tiên tiến theo Đề án của Bộ Giáo dục và Đào tạo về đào tạo chương trình tiên tiến ở một số trường đại học của Việt Nam hoặc bằng kỹ sư chất lượng cao (PFIEV) được Ủy ban bằng cấp kỹ sư (CT1, Pháp) công nhận, có đối tác nước ngoài cùng cấp bằng;
 
c) Có bằng tốt nghiệp đại học ngành ngôn ngữ nước ngoài;
 
d) Có chứng chỉ trình độ ngoại ngữ tương đương B1 khung tham chiếu Châu Âu do các trường và tổ chức được Bộ Giáo dục và Đào tạo cho phép cấp đối với 1 trong 6 ngoại ngữ: Anh, Pháp, Nga, Hoa, Đức, Nhật trong thời hạn 2 năm kể từ ngày cấp chứng chỉ đến ngày nộp hồ sơ dự thi (xem Phụ lục I, Bảng tham chiếu quy đổi một số chứng chỉ ngoại ngữ).
 
- Đối tượng và chính sách ưu tiên
 
* Đối tượng ưu tiên:
 
a) Người có thời gian công tác hai năm liên tục trở lên (tính đến ngày hết hạn nộp hồ sơ đăng ký dự thi) tại các địa phương được quy định là Khu vực 1 trong Quy chế tuyển sinh đại học, cao đẳng hệ chính quy hiện hành. Trong trường hợp này thí sinh phải có quyết định tiếp nhận công tác hoặc điều động của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền; 
 
b) Thương binh, người hưởng chính sách như thương binh;
 
c) Anh hùng lao động, anh hùng lực lượng vũ trang;
 
d) Người thuộc dân tộc thiểu số có hộ khẩu thường trú từ 2 năm trở lên ở địa phương được quy định tại Điểm a;
 
đ) Con liệt sĩ, con nạn nhân chất độc màu da cam.
 
- Chính sách ưu tiên: Người dự thi thuộc đối tượng ưu tiên đã kể trên (bao gồm cả người thuộc nhiều đối tượng ưu tiên) được cộng vào kết quả thi mười (10) điểm cho môn ngoại ngữ (thang điểm 100) nếu không thuộc diện được miễn thi ngoại ngữ và cộng một (01) điểm (thang điểm 10) cho một trong hai môn thi.
 
- Các loại giấy tờ cần nộp để hưởng chính sách ưu tiên
 
+ Hợp đồng lao động (có công chứng), quyết định tiếp nhận hoặc điều động công tác của cấp có thẩm quyền và xác nhận của UBND phường, xã về việc cơ quan đó đóng tại địa bàn được ưu tiên (cho đối tượng a);
 
+ Bản sao (có công chứng) thẻ thương binh/bệnh binh hoặc các loại giấy tờ có liên quan (cho các đối tượng b,c,đ);
 
+ Bản sao (có công chứng) CMND, giấy khai sinh hoặc hộ khẩu và xác nhận của xã/phường nơi thí sinh cư trú (cho đối tượng d).
 
- Điều kiện xét trúng tuyển:
 
Thí sinh thuộc diện xét trúng tuyển phải đạt 50% của thang điểm đối với mỗi môn thi (sau khi đã cộng điểm ưu tiên nếu có).
 
Căn cứ vào chỉ tiêu tại mục 2.3, căn cứ danh sách thuộc diện xét trúng tuyển, Trường xác định điểm chuẩn được tính theo tổng điểm hai môn thi (không cộng điểm môn Ngoại ngữ) của từng thí sinh từ cao xuống thấp cho đến hết chỉ tiêu. Trường hợp có nhiều thí sinh cùng tổng điểm hai môn thi thì xác định người trúng tuyển theo thứ tự ưu tiên như sau: Thí sinh là nữ; Người có điểm cao hơn của môn chủ chốt; Người được miễn thi môn ngoại ngữ hoặc người có điểm ngoại ngữ cao hơn.
 
- Lệ phí thi tuyển sinh:
 
-*Hồ sơ dự thi đầu vào:120,000 đ/thí sinh
 
* Lệ phí tuyển sinh:120,000 đ/môn
 
Kinh phí đào tạo: Học phí dự kiến năm 2020 là 1.028.000 đ/tín chỉ

Đăng ký dự thi:
 
Thí sinh căn cứ vào các điều kiện quy định ở trên để đăng ký dự thi.
 
Người dự thi trực tiếp nộp hồ sơ tại Viện Đào tạo Sau đại học - Trường Đại học  Kinh tế TP. Hồ Chí Minh,
 
Đợt 1: từ ngày 18/11/2019 đến ngày 13/12/2019; Thi sinh nộp hồ sơ trong đợt này sẽ được miễn tiền hồ sơ, tiền dự thi.
 
Đợt 2: từ ngày 10/02/2020 đến ngày 14/02/2020;
 
(Chú ý: Thời gian nhận hồ sơ từ thứ Hai đến thứ Sáu: sáng 07:30;11:00 - chiều 13:30-16:00)
 
Hồ sơ đăng ký dự thi gồm
 
1. Phiếu đăng ký dự thi (theo mẫu). 
 
2. Lý lịch khoa học (theo mẫu) dán ảnh cá nhân có xác nhận của thủ trưởng cơ quan hoặc chính quyền địa phương nơi thí sinh cư trú (đối với người chưa có việc làm).
 
3. Giấy chứng nhận đủ sức khỏe để học tập của bệnh viện đa khoa.
 
4. Giấy ưu tiên (nếu có).
 
5. 02 bản sao văn bằng tốt nghiệp đại học (có sao y của cơ quan có thẩm quyền)
 
6. 01 bảng điểm tốt nghiệp đại học (có sao y của cơ quan có thẩm quyền).
 
7. Chứng chỉ bổ sung kiến thức nếu không có bằng đại học đúng ngành.
 
7. 02 ảnh 4x6 chụp không quá 1 năm tính đến ngày dự thi, ghi họ tên, ngày sinh, nơi sinh ở mặt sau ảnh.
 
Thí sinh tải hồ sơ đính kèm (tại đây) và ghi các thông tin cá nhân liên quan theo mẫu (Trường không trực tiếp phát hành hồ sơ).
 
Sau khi Hội đồng Tuyển sinh Sau đại học của Trường phê chuẩn kết quả tuyển sinh, Trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh sẽ gửi giấy báo mời thí sinh về Trường hoàn thiện hồ sơ, đối chiếu văn bằng và các giấy tờ liên quan để xác nhận trúng tuyển chính thức.

Tin cùng danh mục

Xem thêm
icon-messenger
Chat ngay để nhận tư vấn
return to top