• Chủ Nhật, 06 tháng 03, 2022
  • 11:38 GMT +7

Tuyển sinh Thạc sĩ Quản trị An ninh phi truyền thống

Trường Quản trị và Kinh doanh - HSB vừa thông báo tuyển sinh Thạc sĩ Quản trị An ninh phi truyền thống do ĐHQG Hà Nội cấp bằng.

1. Thông tin tóm tắt về chương trình đào tạo:

- Tên chuyên ngành đào tạo:

+ Tiếng Việt: Quản trị An ninh phi truyền thống

+ Tiếng Anh: Management of Non-traditional Security (MNS)

- Trình độ đào tạo: Thạc sĩ định hướng nghiên cứu

- Đơn vị cấp bằng: Đại học Quốc gia Hà Nội

- Đơn vị đào tạo: Trường Quản trị và Kinh doanh (HSB)

- Ngôn ngữ giảng dạy: Tiếng Việt

2. Chỉ tiêu tuyển sinh: 30 chỉ tiêu

3. Đối tượng dự tuyển

Đối tượng dự tuyển vào chương trình Thạc sĩ Quản trị An ninh phi truyền thống (MNS) là các thí sinh:

- Đáp ứng điều kiện tại mục 7 của thông báo này;

- Có lý lịch bản thân rõ ràng, không trong thời gian thi hành kỷ luật từ mức cảnh cáo trở lên và không trong thời gian thi hành án hình sự, được cơ quan quản lý nhân sự nơi đang làm việc hoặc chính quyền địa phương nơi cư trú xác nhận;

- Có đủ sức khỏe để học tập;

- Nộp hồ sơ đầy đủ, đúng thời hạn tại mục 4 của thông báo này.

4. Đăng kí dự tuyển và nộp hồ sơ:

- Thí sinh truy cập trên Cổng thông tin Tuyển sinh Sau đại học - Đại học Quốc gia Hà Nội qua địa chỉ: http://tssdh.vnu.edu.vn và thực hiện đăng ký dự tuyển trực tuyến theo hướng dẫn hoặc đăng ký trực tiếp tại Văn phòng Quản trị các chương trình Sau đại học HSB.

- Thời gian đăng ký:

+ Đợt 1: 8h00 ngày 22/02/2022 đến 17h00 ngày 08/04/2022

+ Đợt 2: 8h00 ngày 05/05/2022 đến 17h ngày 30/08/2022

- Thí sinh sau khi đăng ký trực tuyến hoặc trực tiếp phải nộp đầy đủ hồ sơ (theo quy định tại mục 11 của thông báo này) tại Văn phòng quản trị các chương trình sau đại học (HSB) trong thời gian đăng ký dự tuyển.

5. Thời gian phỏng vấn dự kiến:

- Đợt 1: từ 26/3/2022 – 07/5/2022

- Đợt 2: từ 20/8/2022 – 01/10/2022

6. Thời gian đào tạo:

- Thời gian đào tạo chính thức: từ 18 đến 24 tháng, học vào sáng và chiều các ngày thứ 7 và Chủ Nhật hàng tuần.

- Thời hạn đào tạo kéo dài: Không được quá 2 năm sau thời gian đào tạo chính thức.

7. Điều kiện dự tuyển

7.1. Điều kiện văn bằng

Ứng viên tốt nghiệp đại học thuộc các hệ đào tạo được đăng ký dự tuyển và chia ra các nhóm đối tượng cụ thể như sau:

(1) Nhóm 1: Có bằng đại học ngành phù hợp thuộc nhóm ngành: kinh doanh, quản trị và quản lý, an ninh và trật tự xã hội, quân sự được dự thi sau khi đã có chứng chỉ bổ sung với chương trình gồm 3 học phần (tổng cộng 9 tín chỉ), bao gồm:

+ Tổng quan về phát triển bền vững: 3 tín chỉ

+ Hội nhập toàn cầu và an ninh: 3 tín chỉ

+ Hệ thống pháp luật Việt Nam về an toàn và an ninh: 3 tín chỉ

(2) Nhóm 2: Có bằng đại học các ngành thuộc lĩnh vực: khoa học sự sống, toán và thống kê, máy tính và công nghệ thông tin, kỹ thuật, công nghệ kỹ thuật, kiến trúc và xây dựng, sản xuất và chế biến, nông-lâm nghiệp và thủy sản, thú y, môi trường và bảo vệ môi trường, sức khỏe, nhân văn, khoa học xã hội và hành vi, báo chí và thông tin, nghệ thuật, khoa học giáo dục và đào tạo giáo viên, được dự thi sau khi đã có chứng chỉ bổ sung với chương trình gồm 4 học phần (tổng cộng 12 tín chỉ), bao gồm:

+ Tổng quan về khoa học quản trị: 3 tín chỉ

+ Tổng quan về phát triển bền vững: 3 tín chỉ

+ Hội nhập toàn cầu và an ninh: 3 tín chỉ

+ Hệ thống pháp luật Việt Nam về an toàn và an ninh: 3 tín chỉ

Lưu ý: Văn bằng đại học do cơ sở giáo dục nước ngoài cấp phải thực hiện thủ tục công nhận theo quy định hiện hành.

7.2. Điều kiện về kinh nghiệm công tác

Người dự tuyển phải có ít nhất 1 năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực liên quan đến các hoạt động quản lý nhà nước, hành chính, an ninh, kinh tế - xã hội, kinh doanh, ngoại giao, hoặc các hoạt động liên quan tới an ninh phi truyền thống.

7.3. Điều kiện về ngoại ngữ

Thí sinh dự tuyển phải có một trong các văn bằng hoặc chứng chỉ minh chứng về năng lực ngoại ngữ sau đây:

- Bằng tốt nghiệp trình độ đại học trở lên ngành ngôn ngữ nước ngoài, ngành sư phạm ngôn ngữ nước ngoài hoặc bằng tốt nghiệp trình độ đại học trở lên mà các học phần thuộc khối kiến thức cơ sở và chuyên ngành được thực hiện bằng ngôn ngữ nước ngoài;

- Bằng tốt nghiệp trình độ đại học trở lên do các đơn vị đào tạo trong ĐHQGHN cấp trong thời gian không quá 2 năm có chuẩn đầu ra về ngoại ngữ đáp ứng yêu cầu về năng lực ngoại ngữ để dự tuyển CTĐT thạc sĩ và thí sinh đã có chứng chỉ ngoại ngữ đáp ứng chuẩn đầu ra trước khi tốt nghiệp CTĐT trình độ đại học;

 - Một trong các chứng chỉ ngoại ngữ đạt trình độ tương đương Bậc 3 trở lên theo Khung năng lực Ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam và được ĐHQGHN công nhận (phụ lục 2 và phụ lục 3), còn hiệu lực tính đến ngày đăng ký dự tuyển.

8. Hình thức tuyển sinh:

8.1. Xét tuyển

Dựa trên đối tượng tuyển sinh mang tính đặc thù và chuyên ngành đào tạo liên ngành, HSB tổ chức xét tuyển theo phương thức mới và hiện đại thông qua: đánh giá hồ sơ, phỏng vấn chuyên môn của ứng viên và viết luận.

- Bước 1: Nhận và thẩm định hồ sơ đăng ký dự tuyển theo các yêu cầu của chương trình đào tạo và các quy định của ĐHQGHN. Ứng viên đáp ứng yêu cầu về hồ sơ theo quy định sẽ được thông báo về thời gian phỏng vấn.

- Bước 2: Kiểm tra năng lực viết luận, đánh giá hồ sơ và phỏng vấn chuyên môn. Yêu cầu và mục đích của bước này bao gồm:

+ Viết bài luận: Thí sinh được yêu cầu viết một bài luận ngắn trong 30 phút để kiểm tra khả năng viết luận logic bằng tiếng Việt;

+ Đánh giá hồ sơ và phỏng vấn: Hội đồng tiến hành đánh giá hồ sơ; phỏng vấn tuyển sinh (bằng tiếng Việt). Các câu hỏi kiểm tra động cơ, mục đích học tập, kinh nghiệm thực tiễn của thí sinh liên quan tới chuyên ngành dự tuyển, năng lực học tập, nghiên cứu và một số nội dung khác liên quan đến chương trình đào tạo. Trong trường hợp bất khả kháng HSB có thể tổ chức phỏng vấn online (như trong trường hợp đại dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, tăng cường giãn cách xã hội, thiên tai...)

8.2.  Thang điểm và tiêu chí đánh giá:

- Thang điểm đánh giá tối đa: 100 điểm

- Điểm tối thiểu để được xét tuyển: 50/100 điểm trong đó điểm viết luận đạt tối thiểu 5/10 điểm

- Các tiêu chí đánh giá cụ thể như sau:

+ Năng lực học tập: tối đa 30 điểm

Tiêu chí này đánh giá năng lực học tập của thí sinh thông qua kết quả học tập đã đạt được ở bậc cử nhân. Việc đánh giá và cho điểm dựa trên điểm trung bình chung các học phần ở bậc đào tạo cử nhân.

+ Năng lực ngoại ngữ: tối đa 10 điểm

Tiêu chí này nhằm đánh giá năng lực ngoại ngữ (tiếng Anh) của thí sinh. Việc đánh giá và cho điểm dựa vào các chứng chỉ ngoại ngữ mà thí sinh đã đạt, các khóa đào tạo tiếng Anh hoặc tốt nghiệp đại học ở nước ngoài.

+ Kiểm tra khả năng viết luận của thí sinh: tối đa 10 điểm

Tiêu chí này nhằm đánh giá khả năng viết luận logic của thí sinh.

+ Phỏng vấn: tối đa 40 điểm

Tiêu chí này nhằm đánh giá nhận thức, trình độ, hiểu biết của thí sinh về các vấn đề thuộc hoặc liên quan tới các chuyên ngành đào tạo mà thí sinh dự tuyển; khả năng giao tiếp, hiểu và diễn đạt vấn đề theo yêu cầu; động cơ, mục đích học tập.

+ Ý kiến đánh giá và ủng hộ trong thư giới thiệu (nếu có): 10 điểm.

Tiêu chí này nhằm đánh giá về phẩm chất và năng lực của thí sinh thông qua nhận xét của các cá nhân nhà khoa học và chuyên gia đã có thời gian tiếp xúc với thí sinh; thí sinh thuộc diện ưu tiên (nếu có).

8.3. Thời gian xét tuyển và thông báo kết quả

- Thời gian xét tuyển:

+ Đợt 1: Trước 08/5/2022

+ Đợt 2: Trước 02/10/2022

- Thời gian thông báo kết quả:

+ Đợt 1: Trước 06/05/2022

+ Đợt 2: Trước 04/10/2022

8.4. Thời gian nhập học và khai giảng

- Thời gian nhập học:

+ Đợt 1: Trước 27/05/2022

+ Đợt 2: Trước 28/10/2022

- Thời gian khai giảng (dự kiến):

+ Đợt 1: Tháng 7/2022

+ Đợt 2: Tháng 12/2022

9. Học bổ sung kiến thức

- HSB tổ chức học bổ sung kiến thức và cấp giấy chứng nhận kèm theo bảng điểm cho các thí sinh đã hoàn thành chương trình bổ sung kiến thức theo mục 7.

- Thời khóa biểu lớp Bổ sung kiến thức sẽ thông báo chi tiết đến thí sinh khi đăng ký.

10. Kinh phí đào tạo:

10.1. Học phí toàn khoá

- Học phí toàn khóa: 135,000,000 đồng/ khóa

- Học phí được đóng thành các đợt theo qui định và sẽ được thông báo sau khi nhập học.

- Học viên xuất sắc có hoàn cảnh khó khăn có cơ hội được xin cấp học bổng bán phần và toàn phần.

- Học phí đã bao gồm toàn bộ chi phí quản trị, chi phí đào tạo, in tập bài giảng và tài liệu, hội thảo, thực hành; chi phí sử dụng cơ sở vật chất, phòng học, điều hòa; dịch vụ teabreak…

- Học phí không bao gồm lệ phí dự tuyển đầu vào; lệ phí bảo lưu, gia hạn; lệ phí thi lại, học lại (nếu có); lệ phí học Bổ sung kiến thức (nếu có); lệ phí học và thi chứng chỉ Tiếng Anh (nếu có).

10.2. Lệ phí đăng kí và xét tuyển năm 2022

- Lệ phí hồ sơ và đăng ký hồ sơ: 150.000 đồng/thí sinh

- Lệ phí phỏng vấn và xét tuyển: 1.000.000 đồng/thí sinh.

- Lệ phí học bổ sung kiến thức: Theo thông báo của Văn phòng Quản trị các chương trình Sau đại học và Phòng Kế hoạch Tài chính HSB.

11. Hồ sơ đăng ký:

Chi tiết khung chương trình đào tạo và các điều kiện về chứng chỉ ngoại ngữ xem thêm tại đây

Thông tin chi tiết liên hệ:

Trường Quản trị và Kinh doanh (HSB), Đại học Quốc gia Hà Nội

Địa chỉ: Nhà B1, số 144 Xuân Thuỷ, Cầu Giấy, Hà Nội

Tel: 0243.7548456 – Fax: 024.7548455

Văn phòng Quản trị các chương trình Sau đại học

Địa chỉ: Tầng 2, nhà B1, số 144 Xuân Thuỷ, Cầu Giấy, Hà Nội

Hotline: 0243. 6292.3030 – 096 820 2244

Email: tuyensinhthacsi@hsb.edu.vn/ bichkn@hsb.edu.vn

Khánh Linh/nguồn VNU

Tin cùng danh mục

Xem thêm
icon-messenger
Chat ngay để nhận tư vấn
return to top