• Thứ Sáu, 09 tháng 09, 2022
  • 22:58 GMT +7

“Sàn đấu” của 3 cơ sở đào tạo luật

Kiều My/nguồn ĐH Luật TPHCM
Phiên tòa hình sự giả định về “Xét xử vụ án vi phạm quy định về bảo vệ động vật nguy cấp, quý, hiếm” đã diễn ra với sự phối hợp tổ chức giữa ba cơ sở đào tạo lớn trong cả nước.

4. Các thí sinh được chia thành 4 nhóm: Hội đồng xét xử, Luật sư, Kiểm sát viên và bị cáo, người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan

phiên toà giả định

Phiên toà giả định

phiên toà giả định

Các thí sinh được chia thành 4 nhóm: Hội đồng xét xử, Luật sư, Kiểm sát viên và bị cáo, người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan 

Ngày 9/9, tại TP HCM, Phiên tòa hình sự giả định về “Xét xử vụ án vi phạm quy định về bảo vệ động vật nguy cấp, quý, hiếm” đã diễn ra với sự tham gia của sinh viên 3 cơ sở đào tạo luật lớn là Trường ĐH Luật TP HCM, Khoa Luật – ĐH Quốc gia Hà Nội, Trường ĐH Luật – ĐH Huế và tổ chức Wildlife Conservation Society (WCS) Việt Nam.

Đây không chỉ là “sàn đấu” bổ ích để các sinh viên luật cọ xát, mài dũa những kiến thức pháp lý đã được trau dồi trên ghế nhà trường, mà hơn hết là thông qua chủ đề vụ án vi phạm quy định về bảo vệ động vật nguy cấp, quý, hiếm, nhằm góp phần tăng cường đào tạp pháp luật và nhận thức xã hội về phòng, chống buôn bán trái phép động vật hoang dã.

Phát biểu khai mạc cuộc thi, PGS- TS Trần Hoàng Hải, Quyền Hiệu trưởng Trường ĐH Luật TP HCM nhấn mạnh nạn săn bắn, buôn bán động vật hoang dã ở Việt Nam trong những năm gần đây hiện trong tình trạng đáng báo động và luôn được các cơ quan quản lý nhà nước, các tổ chức của Chính phủ đặt mối quan tâm lớn để chung tay bảo vệ.

“Thông qua cuộc thi Phiên tòa hình sự giả định về Xét xử vụ án vi phạm quy định về bảo vệ động vật nguy cấp, quý, hiếm tôi hy vọng các sinh viên sẽ có cơ hội thực nghiệm, trao đổi kinh nghiệm trong việc giải quyết các vấn đề pháp lý, đồng thời lan tỏa thông điệp bảo vệ động vật hoang dã hết sức ý nghĩa này đến cộng đồng”- ông Hải nói.  

Tại vòng chung kết, các thí sinh được chia thành 4 nhóm: nhóm Hội đồng xét xử, nhóm Luật sư, nhóm Kiểm sát viên và nhóm bị cáo, người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan và tham gia diễn án với hai vụ án về vi phạm quy định về bảo vệ động vật nguy cấp, quý, hiếm diễn ra vào hai phiên sáng chiều.

Ban Tổ chức đã xây dựng những kịch bản xét xử vụ án vi phạm quy định về bảo vệ động vật nguy cấp, quý, hiếm dựa trên các vụ án trên thực tiễn và tổ chức tập huấn cho các bạn thí sinh diễn án trước thềm cuộc thi. Vụ án đầu tiên lấy tình tiết từ một vụ án có thực liên quan hành vi nuôi nhốt, giết mổ cá thể tê tê để chế biến thành món ăn ở một nhà hàng. Vụ án thứ hai có nội dung xoay quanh vấn đề săn bắt, giết mổ vọc hoang dã bằng vũ khí trái phép trong khu vực vườn quốc gia Phong Nha – Kẽ Bàng.

Trong suốt quá trình tham gia cuộc thi, các sinh viên đã vận dụng kiến thức và các kỹ năng tranh tụng thể hiện lập luận pháp lý nhằm làm rõ diễn biến sự việc và đưa ra bản án thích đáng với đối tượng phạm tội. Phong thái tự tin, bản lĩnh của sinh viên luật đã được thể hiện rõ nét thông qua những tư duy, lập luận sắc bén và góc nhìn thấu đáo tại phiên tòa, cũng như khi giải quyết các vấn đề pháp lý mở rộng từ ban chuyên môn về xét xử vụ án vi phạm quy định về bảo vệ động vật nguy cấp, quý, hiếm.

Với phần thể hiện đầy tự tin của mình, các thí sinh đã xuất sắc đạt giải bao gồm:

- Giải thẩm phán xuất sắc nhất: Ngô Thị Tú, Trường ĐH Luật TP HCM; Tống Thị Phương, Khoa Luật – ĐH Quốc gia Hà Nội;

- Giải kiểm sát viên xuất sắc nhất: Vương Ngọc Mai Phương, Trường ĐH Luật TP HCM;

- Giải luật sư xuất sắc nhất: Đặng Trung, Khoa Luật – ĐH Quốc gia Hà Nội; Trần Thị Thu Hiền, Trường ĐH Luật – Đại học Huế;

- Giải người tham gia tố tụng ấn tượng nhất: Trần Văn Quý, Trường ĐH Luật – ĐH Huế; Phan Lê Mai Thảo, Trường ĐH Luật TP HCM; Đỗ Thành Bính, Khoa Luật – ĐHQG Hà Nội; Lê Đinh Bảo, Trường ĐH Luật – ĐH Huế.

Tin cùng danh mục

Xem thêm
icon-messenger
Chat ngay để nhận tư vấn
return to top