• Thứ Sáu, 04 tháng 04, 2025
  • 08:34 GMT +7

Quy đổi điểm xét tuyển phải đảm bảo tính công bằng giữa các phương thức

Minh Trang
Nếu không quy đổi điểm hợp lý, các thí sinh từ các phương thức xét tuyển khác nhau có thể gặp bất lợi hoặc được ưu tiên không chính đáng với nhiều thách thức trong việc quy đổi.

Thứ trưởng Bộ GD- ĐT Hoàng Minh Sơn, quy chế tuyển sinh năm nay có hai điểm đổi mới nổi bật, gồm bỏ xét tuyển sớm và quy đổi điểm tương đương giữa các phương thức, tổ hợp xét tuyển.

Không xét tuyển sớm- quy định này được nhiều trường và dư luận ủng hộ để học sinh tập trung cho việc học đến hết học kỳ II, tránh việc học sinh mới học xong học kỳ I lớp 12 đã biết trúng tuyển ĐH.

Thí sinh thi đánh giá năng lực ngày 30/3 do ĐHQG TP HCM tổ chức

Thí sinh thi đánh giá năng lực ngày 30/3 do ĐHQG TP HCM tổ chức

Tuy nhiên, việc quy đổi điểm xét tuyển lại nhận được nhiều ý kiến trái chiều.

Thứ trường Hoàng Minh Sơn cho biết nếu một ngành, một chương trình học chỉ có một phương thức xét tuyển thì các trường không phải tiến hành quy đổi tương đương.

Nhưng, một ngành có nhiều phương thức xét tuyển, rõ ràng điểm chuẩn đó phải đánh giá được mức độ tương đương về năng lực cốt lõi của các thí sinh trúng tuyển vào ngành đó, vì vậy bộ đưa ra quy định quy đổi điểm tương đương.

Quy định quy đổi điểm xét tuyển xuất phát từ những bất cập trong tuyển sinh các năm trước. Mọi năm, các trường chủ yếu xác định điểm chuẩn dựa vào chỉ tiêu. Song, việc phân bổ chỉ tiêu giữa các phương thức xét tuyển không có căn cứ khoa học rõ ràng.

Tuy nhiên, TS Hoàng Ngọc Vinh, nguyên Vụ trưởng Vụ Giáo dục chuyên nghiệp (Bộ GD-ĐT), nêu quan điểm rằng quy định quy đổi điểm xét tuyển các phương thức không ổn vì nhiều lý do. Thứ nhất, việc quy đổi điểm để thể hiện “sự tương đương về năng lực” có thể khiên cưỡng, làm mất đi bản chất đặc trưng và giá trị riêng của từng phương thức. bởi kỳ thi tốt nghiệp THPT kiểm tra kiến thức phổ thông mang tính học thuật; kỳ thi đánh giá năng lực/tư duy kiểm tra kỹ năng phân tích, suy luận, khả năng xử lý thông tin; xét học bạ phản ánh quá trình học tập dài hạn nhưng phụ thuộc nhiều vào mức độ đánh giá khác nhau giữa các trường THPT.

Thứ hai, quy đổi điểm có thể làm giảm quyền tự chủ tuyển sinh thực chất của các trường ĐH. Khi Bộ yêu cầu các trường phải quy đổi điểm và giải trình cụ thể mức độ tương đương giữa các phương thức, điều này sẽ tạo ra rào cản kỹ thuật và hành chính, làm hạn chế khả năng chủ động trong tuyển sinh.

TS Nguyễn Quốc Anh, Phó Hiệu trường Trường ĐH Công nghệ TP HCM, nêu ý kiến rằng việc quy đổi điểm xét tuyển giữa các phương thức về một thang chung là một vấn đề quan trọng và cần được xem xét kỹ lưỡng.

Mặt tích cực giúp các trường dễ dàng so sánh và đánh giá các thí sinh từ nhiều phương thức xét tuyển khác nhau, tạo sự minh bạch trong quá trình tuyển sinh.

Tuy nhiên, mỗi trường đại học có mục tiêu tuyển sinh khác nhau, một số trường chú trọng vào năng lực học tập toàn diện, trong khi một số khác ưu tiên các kỹ năng chuyên biệt hoặc tiềm năng phát triển. Quy đổi về chung một thang điểm phải đảm bảo không làm mất đi sự công bằng giữa các phương thức xét tuyển.

- Điểm thi tốt nghiệp THPT thường phản ánh kiến thức phổ thông.

- Điểm từ các kỳ thi riêng của trường đại học (như kỳ thi đánh giá năng lực) có thể phản ánh khả năng tư duy logic hoặc năng lực chuyên ngành.

- Điểm xét học bạ có thể phản ánh quá trình học tập lâu dài nhưng có thể chịu ảnh hưởng từ sự khác biệt trong cách đánh giá của từng trường THPT.

Nếu không quy đổi hợp lý, các thí sinh từ các phương thức xét tuyển khác nhau có thể gặp bất lợi hoặc được ưu tiên không chính đáng với nhiều thách thức trong việc quy đổi

Khác biệt về bản chất điểm số:

- Điểm thi THPT quốc gia thường có phổ điểm rộng và được chuẩn hóa trên toàn quốc.

- Điểm thi đánh giá năng lực hoặc các kỳ thi riêng thường có cách tính điểm khác biệt như điểm tối đa khác nhau, trọng số khác nhau.

- Điểm học bạ phụ thuộc vào cách chấm điểm của từng trường THPT, do đó có thể không đồng nhất.

Khó khăn trong chuẩn hóa là việc xây dựng công thức quy đổi cần tính đến sự khác biệt này để đảm bảo tính tương đồng giữa các phương thức xét tuyển. Điều này đòi hỏi nghiên cứu dữ liệu kỹ lưỡng và các mô hình thống kê phù hợp.

Việc quy đổi các phương thức xét tuyển về chung một thang điểm có thể phù hợp với các trường đại học nếu được thực hiện một cách khoa học, minh bạch và công bằng. Tuy nhiên, cần cân nhắc kỹ lưỡng các yếu tố về bản chất điểm số, mục tiêu tuyển sinh, và sự đồng thuận từ các bên liên quan để đảm bảo hệ thống này đạt được hiệu quả như mong muốn.

Nguồn: Tổng hợp

Tin cùng danh mục

Xem thêm
icon-messenger
Chat ngay để nhận tư vấn
return to top